Virus cảm cúm làm tê liệt đôi chân thiếu niên
Chàng trai bị chấn thương cột sống vào tháng 9/2019, đi lại khó khăn. Sau trận cảm cúm, đôi chân Tony yếu hẳn, không thể bước đi, cũng không thể đứng vững.
Tony khám nhiều bệnh viện, không hiệu quả. Có bác sĩ tư vấn "nếu phẫu thuật cũng chưa chắc chữa khỏi".
"Thời điểm ấy tôi đang hoàn tất hồ sơ, chuẩn bị cho chuyến du học Mỹ vào năm sau nên khi nhìn đôi chân, tôi rất hoang mang, tuyệt vọng", Tony chia sẻ.
Tháng 10/2019, bác sĩ Paul D’Alfonso ở Phòng khám Maple Healthcare cho biết khó chẩn đoán cho Tony vì biểu hiện của bệnh quá chung chung, nguyên nhân bệnh không rõ ràng. Sau đó nghiên cứu kỹ, trao đổi cùng nhiều đồng nghiệp, bác sĩ mới phát hiện được nguyên nhân.
"Sau chấn thương lưng không lâu, bệnh nhân bị cảm cúm. Khi đó virus cúm xâm nhập vào hệ thần kinh tự chủ dưới và hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công và làm tê liệt các dây thần kinh tại chân", bác sĩ Paul D’Alfonso giải thích. Chấn thương cột sống kết hợp biến chứng cảm cúm nghiêm trọng, khiến đôi chân chàng trai mất khả năng vận động.
Theo bác sĩ Paul, nếu không chữa trị chính xác và kịp thời, có thể Tony phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại. Bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lưng kết hợp hội chứng mệt mỏi hậu nhiễm virus. Bác sĩ lên phác đồ điều trị kết hợp nắn chỉnh cột sống cùng uống thuốc để ngăn chặn virus tiếp tục tấn công.
Ban đầu Tony dùng liệu pháp miễn dịch, sử dụng hỗn hợp các kháng thể trong thuốc để giảm sự phản ứng của cơ thể đối với virus tấn công hệ thần kinh ở chân. Sau đó bác sĩ đánh giá khả năng chịu lực của cơ thể rồi đưa ra phương pháp nắn chỉnh cột sống phù hợp. Cách này nhằm kích thích hệ thần kinh dưới thông suốt, phục hồi chức năng cơ xương khớp, tái lập khả năng vận động đôi chân.
Bên cạnh đó, Tony được châm cứu giúp tăng tốc quá trình hồi phục. Đây là quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì bởi kết quả ở giai đoạn này tiến triển rất chậm, dễ làm nản lòng người bệnh.
"Bản chất của bệnh này là khi thương tổn đang dần lành lại thì không được gây thêm sức ép lên các cơ, mà phải để đôi chân phục hồi dần theo từng giai đoạn nên không thể nóng vội", bác sĩ Paul chia sẻ.
Sau tháng đầu điều trị, Tony có thể tập đi từng bước mà không cần nạng. Sau hai tháng, chàng trai bước đi chậm trên đoạn đường ngắn. 5 tháng sau, bệnh nhân phục hồi 90%, đi lại dễ dàng và hoạt động thể thao thoải mái như trước.
Hiện chàng trai tiếp tục nỗ lực điều trị để bình phục hoàn toàn cũng như tránh các di chứng.
Bác sĩ Paul D’Alfonso khuyến cáo, nhiều người xem bệnh cúm là chuyện nhỏ, nhưng khi kết hợp tình trạng chấn thương có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nếu cơ thể có triệu chứng đau nhức bất thường, cần đi khám sớm để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, hạn chế tối đa tổn thương cột sống và hệ thần kinh.
Lê Phương
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội