Actiso cây thuốc cho người tiểu đường
Tên tiếng việt: Actiso, Atiso
Tên khoa học: Cynara scolymus L.
Họ: Cúc (Asteraceae)
Công dụng: Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.
Hình thái cây
Cây thảo lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao 1-1,2m, có thể lên đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh của thân màu đỏ hoặc tím lơ nhạt; lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc, phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm, có mào lông trắng. Mùa hoa quả: Tháng 12-2.
Phân bố, thu hái và sử dụng
Cây được di thực vào trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng.
- Cụm hoa thu hái chưa nở làm rau ăn.
- Lá actiso thu hái năm thứ nhất thời kỳ sinh trưởng (lúc cây sắp ra hoa và đã lấy cụm hoa).
- Thân, rễ cũng dùng để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong atiso chứa chất đắng Cynarin (acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.
Lá atiso: Acid hữu cơ bao gồm:
- Acid Phenol: Cynarin (acid 1 – 4 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic), Acid Alcol, Acid Succinic.
- Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid (Luteolin – 7 – D Glucpyranozid), Scolymozid (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).
Tác dụng dược lý
Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actisô từ 2-3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M.Chabrol, Charonnat Maxim và Watz, 1929)
Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lượng cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống có khi người ta thấy lượng ure trong máu tăng lên do actisô làm tăng sự phát sinh ure trong máu (Tixier De Seze M. Erk và R.Picart, 1934-1935)
Actisô không có độc.
Công dụng và liều dùng
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột.
Lá actiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh gan thận, xương khớp.Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.
- Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày. Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu.
- Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần mỗi lần 10-40 giọt.
Tại miền Nam ở các chợ người ta còn bán cả thân và rễ actiso thái mỏng phơi khô với công dụng như lá. Cây actiso còn non có thể dùng luộc chín, hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau như cụm hoa. Người ta mang về chẻ nhỏ dọc thành 6-8 miếng đem hầm với xương, thịt để ăn.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
Bài thuốc dân gian - 19/12/2023
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Bài thuốc dân gian - 18/10/2023
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Bài thuốc dân gian - 31/12/2022
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Bài thuốc dân gian - 29/07/2022
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường
Bài thuốc dân gian - 10/07/2022
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường