Một số cây thuốc nên trồng trong nhà

Cây húng chanh
Cây húng chanh

 

Cây lá húng chanh

Còn gọi là rau thơm lông, dương tử tô, tần dày lá, lá mọc đối hình bầu dục dày, trông như mọng nước. Lá húng chanh là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho hen rất tốt, ngoài ra còn dùng để giã đắp lên vết thương do rết hoặc bọ cạp cắn. Khi bị ho đối với người lớn thì 5 - 7 lá rửa sạch ngâm nước muối sau đó nhai ngậm, trẻ em thì hái từ 3 - 5 lá rửa sạch cho một thìa cà-phê mật ong, đường phèn hấp cách thuỷ.

Cây lá hẹ
Cây lá hẹ

 

Cây lá hẹ

Còn gọi là nén tàu, phỉ tử, cửu, cứu thái... Cây lá hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, làm thuốc. Lá hẹ và củ (dò) thường dùng chữa bệnh cho trẻ em. Lá hẹ hấp với đường phèn, mật ong trị ho long đờnn rất tốt. Ngoài ra, còn có thể chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, làm thuốc bổ giúp tiêu hoá tốt cho gan, thận (chữa di tinh, đi tiểu nhiều lần). Liều dùng hằng ngày 20 - 30g nấu canh hoặc ăn sống. Nước sắc lá hẹ còn dùng để chữa giun kim rất tốt.

Cây gai

Còn có tên gọi khác là củ gai, cây trữ ma. Lá cây có thể dùng để làm bánh gai, sợi để làm lưới đánh cá rất bền. Rễ cây thường được dùng làm thuốc an thai (ra huyết hoặc đau bụng), chữa sa dạ con, lợi tiểu, tiểu đục, tiểu tiện ra máu, viêm tử cung, lòi rom, dùng trung bình 10 - 30g sắc với nước uống.

Bài thuốc an thai: Rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, sau khi đun còn lại 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1 - 2 ngày là có kết quả, không dùng kéo dài.

Cây vạn niên thanh

Có công dụng trị bệnh rất tốt như chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Cách dùng: dùng toàn cây từ 20 - 40 gam cây tươi sắc với 300ml nước, uống trong ngày. Trẻ em do bị táo bón có thể dùng nước sắc từ cây vạn niên thanh để rửa rất có hiệu quả (rửa lúc nóng). Còn nếu bị mụn nhọt, dùng cây vạn niên thanh (tươi) rửa sạch, giã nát đắp lên (không kể liều lượng).

Cây thuốc bỏng

Còn có tên gọi khác là cây trường sinh, thổ tam thất, sái bất tử, sống đời... có tác dụng trị bỏng rất tốt (khi bị bỏng lấy lá rửa sạch giã nát đắp lên vết thương có tác dụng làm mát vết thương khiến cho vết thương không bị phồng rộp).

Ngoài ra, cây bỏng có tác dụng đắp vết thương, đắp đau mắt đỏ (mắt đo do bỏng lửa hàn), lá bỏng có tác dụng chữa viêm tai giữa cấp tính (lá bỏng tươi rủa sạch giã nát, lọc nước nhỏ vào tai), hoặc khi bị đánh thổ huyết, lấy 7 lá rửa sạch giã nát thêm rượu, đường vào uống trong ngày.

Bông mã đề
Bông mã đề

 

Cây bông mã đề

Còn có tên gọi khác là mã đề thảo, xa thảo. Cây mã đề có tác dụng chữa lợi tiểu, ho tiêu đờm rất tốt.

Bài thuốc chữa lợi tiểu: Hạt mã đề (xa tiền tử) 10g, cam thảo 2g, 600ml nước (khoảng 3 bát con), sắc trong vòng 30 phút chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho tiêu đờm: Xa tiền thảo (cây mã đề) 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml, sắc nhỏ lửa trong vòng 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày.

Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi

 

Cỏ nhọ nồi

Còn có tên gọi là cây cỏ mục, hạn liên thảo. Cỏ nhọ nồi có tác dụng để làm hạ sốt cho trẻ em rất tốt (trẻ bị sốt ngắt một nắm lá nhọ nồi giã nát, uống nước, bã đắp lên trán hoặc buộc vào cổ tay).

Trong dân gian thường lấy cây nhọ nồi giã nát lấy nước uống để cầm máu trong rong kinh, trị ra máu, nếu sơ ý bị đứt tay có thể hái vài ngọn nhọ nồi nhai nát đắp vào vết thương, vết thương cầm máu ngay, những người thợ nề (thợ xây) thường hái lá nhọ nồi để xoa tay chữa bệnh bỏng rát do vôi vữa tạo ra. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa bệnh nấm ngoài da.

Cây hoa ngâu

Đây là loài cây cho hoa nhỏ mầu vàng, rất thơm, cây có thể sống lâu năm và cao tới 4 - 7m. Cây ngâu thường được dùng ướp trà, hoa và lá ngâu còn dùng để chữa sốt vàng da, hen xuyễn rất tốt, mỗi ngày có thể dùng tới 10 - 16g (hoa và lá) dưới dạng thuốc sắc. Lá ngâu tươi còn dùng đê nấu nước tắm trị bệnh ghẻ rất công hiệu.

Cây đinh lăng

Rễ cây đinh lăng còn được xem như sâm nam chữa mỏi mệt, biếng hoạt động. Nước sắc từ từ rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, đắp vết thương, làm thông tắc tia sữa ở phụ nữ mới sinh.

Bài thưốc chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: đinh lăng (lấy rễ) phơi khô, thái mỏng 50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2, 3 lần uống trong ngày (uống nóng).

Bài thuốc thông tia sữa, căng vú sữa: rễ cây đánh lăng 30 - 40g, thêm 500ml nước, đun sắc nhỏ lửa còn 250ml, uống nóng. Uống trong 2 - 3 ngày vú hết nhức, sữa chảy bình thường.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới