Sàn sạt, cây dại, cây thuốc

Theo y học cổ truyền, dược liệu Sàn sạt Vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tán kết, kiện tỳ, thoái hư nhiệt. Thường được dùng trị viêm ruột kết mạn tính; viêm hạch (lâm ba kết hạch), phổi kết hạch, lao phổi, thấp sang, ngứa lở ngoài da, chứng sa đau bụng, ỉa chảy; sỏi đường tiết niệu, bỏng rạ nổi mụn có mủ, phổi có mủ.
Cây sàn sạt. Ảnh: ydvn.
Cây sàn sạt. Ảnh: ydvn.

Sàn sạt, Luật thảo - Humulus scandens (Lour.) Merr., thuộc họ Gai mèo - Cannabaceae.

Mô tả: Dây leo sống hằng năm hay nhiều năm, thân có rãnh dọc; các nhánh và cuống lá đều có lông. Lá mỏng, mọc đối, phiến lá có hình năm góc, đường kính 7-10cm, thường chia (3) 5-7 thuỳ hình chân vịt, hai mặt có lông, mặt dưới có những điểm tuyến màu vàng; cuống lá dài 5-20cm. Hoa đơn tính; hoa đực nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành chuỳ hình tháp dài 15-25cm; hoa cái mọc thành xim co gần hình cầu. Quả bế màu vàng nhạt, hình cầu hơi dẹt.

Hoa tháng 7-8.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Humuli Scandentis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các lùm bụi nhiều nơi. Thu hái vào mùa hè thu, thái nhỏ phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá chứa 0,05% luteolin-7-D-glucosid, 0,015% cosmosiin, vitexin. Còn có ít tinh dầu, tanin. Hạt chứa 27,9% chất béo.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tán kết, kiện tỳ, thoái hư nhiệt.

Công dụng: Thường được dùng trị viêm ruột kết mạn tính; viêm hạch (lâm ba kết hạch), phổi kết hạch, lao phổi, thấp sang, ngứa lở ngoài da, chứng sa đau bụng, ỉa chảy; sỏi đường tiết niệu, bỏng rạ nổi mụn có mủ, phổi có mủ. Liều dùng 10-16g lá khô. Có khi còn dùng chữa viêm thận cấp tính, thấp khớp, rắn cắn. Nhân dân dùng lá khô hay tươi sắc uống chữa lỵ, sốt, khát nước.

Đơn thuốc:

Lương y Lê Trần Đức giới thiệu một số cách sử dụng:

1. Chữa phổi kết hạch, lao phổi, sốt nhẹ về chiều, đêm ngủ mồ hôi trộm: Dùng cây Sàn sạt 40-60g sắc uống 7-10 ngày liền.

2. Chữa rối loạn tiêu hoá: Dùng 12-24g cây khô sắc uống.

3. Chữa bỏng rạ, nổi mụn có mủ, nấu nước tắm rửa mỗi ngày 1-2 lần.

4. Chữa phong thấp khớp xương sưng đỏ: Giã cây Sàn sạt trộn với mật đắp vào chỗ đau.

TSKH Trần Công Khanh 

Theo Thuốc và Sức khoẻ (538), 2015.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới