Hơn 31.000 người phải đổi nơi khám bảo hiểm y tế
Trao đổi với VnExpress ngày 5/3, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cho biết người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, mã đối tượng GD, đang đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Thống Nhất, phải đổi sang cơ sở khác theo quy định tại Thông tư số 40/2015 của Bộ Y tế.
Theo ông Mến, Thống Nhất là bệnh viện tuyến trung ương. Thông tư 40 quy định người mua bảo hiểm theo hộ gia đình không được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến trung ương.
Từ năm 2015 đến 2020, mỗi năm Bệnh viện Thống Nhất xin ý kiến của Sở Y tế TP HCM, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, cho phép tiếp nhận người đăng ký bảo hiểm theo hộ gia đình đến khám, chữa bệnh. Trước đây, bệnh viện tiếp nhận hơn 175.000 người đăng ký, sau đó giảm mỗi tháng khoảng 10.000, hiện còn trên 31.000 người.
Bảo hiểm xã hội TP HCM đã đề nghị Bảo hiểm thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các đại lý thông báo đến hơn 31.000 người này thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sang các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến quận huyện. Sau ngày 25/3, những trường hợp chưa đổi thì cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP HCM sẽ đổi về cơ sở tuyến quận, huyện nơi cư trú của người tham gia bảo hiểm.
Theo ông Mến, người mua bảo hiểm theo hộ gia đình vẫn được đảm bảo quyền lợi đăng ký khám, chữa bệnh theo quy định, được thông tuyến từ tuyến tỉnh trở xuống. Nếu các bệnh viện tuyến dưới không chữa trị được, người bệnh sẽ được đến bệnh viện tuyến trung ương và được bảo hiểm chi trả.
Lãnh đạo Bệnh viện Thống Nhất cho biết việc điều chuyển này nằm trong quy định của Bảo hiểm xã hội và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác, có thể nhằm điều tiết cân đối các mã thẻ.
"Bệnh viện chia sẻ các bất cập này với người có mã thẻ GD", đại diện bệnh viện cho biết.
Với quy định hiện nay, Bệnh viện Thống Nhất vẫn tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh cho tất cả đối tượng bảo hiểm y tế, trừ hộ gia đình, có mã GD.
Thống Nhất là bệnh viện đa khoa hạng một tuyến cuối, trực thuộc Bộ Y tế, đảm nhiệm chức năng khám, chăm sóc, điều trị cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, nhà nước, và nhân dân khu vực phía Nam.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kiểm tra, rà soát dữ liệu trên hệ thống Data warehouse, ghi nhận một số cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương vẫn có số lượng lớn thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không đúng đối tượng theo Thông tư số 40. Chẳng hạn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có hơn 22.000 thẻ GD, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai có hơn 69.000 thẻ GD, Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội có gần 9.000 thẻ GD...
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các tỉnh chậm nhất đến trước ngày 31/3 phải hoàn thành điều chỉnh việc phân bố thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?
BHYT & BHXH - 01/02/2024
Có được khám BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT không?
Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%
BHYT & BHXH - 22/11/2023
Giá khám, chữa bệnh BHYT tăng khoảng 10%
5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
BHYT & BHXH - 17/11/2023
5 điểm mới gỡ các "nút thắt" trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?
BHYT & BHXH - 10/10/2023
Người dân hưởng lợi gì khi có thêm bảo hiểm y tế bổ sung?
Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
BHYT & BHXH - 08/09/2023
Đề xuất khám sàng lọc 5 nhóm bệnh được bảo hiểm y tế chi trả