Chữa cảm cúm chỉ bằng nguyên liệu quen thuộc trong gia đình

11:15 06/02/2022 - Cây thuốc quanh ta
Thời điểm giao mùa là thời điểm cực kỳ nhạy cảm cho hệ hô hấp, dễ gây nên những bệnh như cảm cúm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tham khảo ngay những bí quyết sau đây từ củ tỏi tía, một nguyên liệu sẵn có trong gia đình, để trị cảm cúm lúc cần thiết.

Bệnh cảm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm và cúm.

Theo nghiên cứu, tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch và kháng khuẩn, kháng virus, chống ô-xy hóa, thông đường hô hấp, giúp cơ thể cảm lạnh, ho khan. Củ tỏi cũng giảm mức độ nghiêm trọng của các chứng nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính.

Việc sử dụng tỏi đã được ghi chép lại từ thời cổ lại bởi người Ai Cập, người Babylon, người Hy Lạp, người La Mã và Trung Quốc. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh trong tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali,… Tỏi trị được nhiều loại bệnh khác nhau như cảm lạnh, huyết áp, cải thiện cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Củ tỏi tía
Củ tỏi tía

 

Tỏi có hàm lượng calo cao, nhưng lại vô cùng bổ dưỡng.

  • Trong một tép (khoảng 3 gam) tỏi sống chứa: Mangan, Vitamin B6, Vitamin C, Chất xơ cùng một lượng lớn canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt và vitamin B1.
  • Nghĩa là một tép tỏi sẽ tương ứng với 4,5 calo, 0,2 gam protein và 1 gam carbs.

Việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và còn giúp phòng tránh các bệnh thông thường như cúm và cảm lạnh thông thường đặc biệt trong mùa lạnh.

Trong một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần cho thấy rằng việc bổ sung tỏi hàng ngày làm giảm số lần cảm lạnh xuống 63% so với giả dược. Thời gian trung bình của các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm 70%, từ 5 ngày ở nhóm dùng giả dược xuống chỉ còn 1,5 ngày ở nhóm dùng tỏi.

Cách sử dụng tỏi trong việc điều trị cảm tại nhà:

Cách 1:

  • Ngậm 2-3 tép tỏi đập dập trong vòng 15 phút hoặc cứ 3-4 giờ nhai một tép.

Cách 2:

  • Băm nhuyễn 3-4 tép tỏi, trộn với chút mật ong hoặc dầu ô liu rồi uống hỗn hợp này 3 lần 1 ngày.

Cách 3:

  • Bỏ 3-4 tép tỏi băm vào 1 ly nước lọc, khuấy đều rồi uống nhanh. Thực hiện công thức này mỗi ngày.

Cách 4:

  • Tỏi lột vỏ cho vào lọ nhỏ, đổ mật ong lên, đậy chặt nắp lọ trong 1 tuần.
  • Sau đó, cho hỗn hợp tỏi – mật ong vào tủ lạnh và ăn 2-3 tép mỗi khi bạn có triệu chứng mệt mỏi, cảm lạnh.
  • Nếu bạn bị cảm nặng, hãy nhai ít nhất 7-8 tép tỏi mỗi ngày kèm theo 1 muỗng canh mật ong để chống ho và nghẹt mũi.

Cách 5:

  • Băm, xay củ tỏi thật nhỏ, để nguyên trong vòng 15 phút rồi pha một ly nước cam để sẵn.
  • Trước đi đi ngủ, ăn một muỗng cà phê tỏi rồi tráng miệng bằng một ly nước cam. Lặp lại điều này mỗi đêm.

Cách 6:

  • Trộn tỏi, cà chua, húng quế và muối thành một hỗn hợp rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để uống.
  • Bạn cũng có thể ngâm tỏi xắt lát vào một chén giấm táo và dùng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.

Cách 7:

  • Lở miệng do nóng trong người khiến bạn đau đớn và khó nhìn. Cắt một lát tỏi sống, bôi vào vết loét, vết thương sẽ sớm lành.
Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ

 

Lưu ý: Không nên sử dụng tỏi khi bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Cây thuốc quanh ta - 07/11/2024

Rau răm có làm giảm ham muốn ở nam giới?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây thuốc quanh ta - 03/06/2024

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

Cây Hồng xiêm

Cây Hồng xiêm

Cây thuốc quanh ta - 06/03/2024

Cây Hồng xiêm

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Cây thuốc quanh ta - 23/02/2024

Hoa đào có thể chữa bệnh gì?

Gừng vàng

Gừng vàng

Cây thuốc quanh ta - 30/01/2024

Gừng vàng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới