3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Năm 2024 nằm trong chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi. Theo các chuyên gia, cần bao phủ tốt việc tiêm vaccine, tiêm bù, tiêm vét với những trẻ bỏ lỡ kỳ tiêm vaccine.

Chu kỳ bùng dịch sởi

Theo chuyên gia y tế, bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất vào mùa đông - xuân. Trẻ em mắc sởi rất dễ gây các biến chứng nghiêm trọng và đặc biệt nếu không được cách ly tốt bệnh rất dễ trở thành dịch. Đáng lưu ý, năm 2024 là năm nằm trong chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch.

3 lý do khiến bệnh sởi dễ bùng dịch sau Tết

Năm 2024 nằm trong chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi (ảnh minh họa).

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2024, nguy cơ dịch sởi bùng phát tại nước ta là rất cao bởi 3 lý do: Trong thời gian dịch Covid-19, nhiều trẻ không được tiêm vaccine sởi; Năm trước, có những lúc thiếu vaccine sởi cục bộ; Và dù tỷ lệ tiêm vaccine sởi cao (90-95%) thì vẫn còn 5-10% trẻ không được tiêm vaccine. Tích lũy 5 năm sẽ có 50% trẻ sinh ra trong 1 năm mắc sởi và như vậy con số mắc tuyệt đối rất cao.

Theo ông Phu, số trẻ không được bảo vệ bởi vaccine tăng dần qua các năm và thành một số lượng lớn, nên khi dịch xảy ra nguy cơ bùng phát là rất cao. Đây cũng là lý do vì sao giới chuyên môn thường nói tới chu kỳ dịch 4-5 năm/lần. Để phòng dịch, bên cạnh nhóm tiêm đúng lịch (mũi 1 lúc 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc 18 tháng tuổi), ngành y tế cần có kế hoạch tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

Chia sẻ về vấn đề tiêm chủng, theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trên phạm vi toàn quốc đã đạt tỷ lệ hơn 95%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều trẻ đã không được tiêm vaccine sởi, và mặc dù vaccine sởi có thiếu nhưng chỉ thiếu rải rác. Tuy nhiên, theo logic chu kỳ bùng phát dịch sởi nên không được chủ quan.

Ngành y tế đặt ưu tiên trong quý I/2024 tiêm chủng bù mũi, tiêm vét cho trẻ em đảm bảo an toàn tiêm chủng đặc biệt một số vaccine phòng chống dịch trong mùa đông xuân như sởi, rubella, đồng thời tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng.

Những lưu ý về bệnh sởi

Bệnh sởi rất dễ lây, có thể phát triển thành dịch, thường phát vào mùa đông xuân. Ứớc tính 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nếu chưa có miễn dịch chống virus sởi. Do vậy, bệnh lây truyền mạnh trong những tập thể chưa có miễn dịch (nhà trẻ, mẫu giáo...). Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có thể có miễn dịch của mẹ truyền sang.

Đối với người lớn, thường ít mắc mắc bệnh hơn vì đã bị mắc từ bé hoặc đã tiêm vaccine phòng bệnh. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những người ở vùng cao, hẻo lánh, đảo xa... hoặc từ nhỏ chưa tiếp xúc với virus sởi.

Diễn biến của bệnh sởi thông thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2-3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên - đây là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 39 hay 40 độ C.

Cùng lúc đó, những ban đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước. Khi ban bay hết sẽ để lại dát thâm trên da. Bệnh sởi ủ bệnh thường từ 12 đến 14 ngày, và có thể kéo dài đến 21 ngày.

Biến chứng bệnh sởi thường gặp ở hệ hô hấp, gây viêm thanh quản; viêm phế quản; viêm phổi do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban.

Biến chứng ở hệ thần kinh với các bệnh viêm não - màng não - tủy cấp tính do virus sởi; viêm màng não mủ do bội nhiễm: viêm sau viêm tai, viêm xoang, viêm họng bội nhiễm.

Biến chứng ở đường tiêu hóa như viêm niêm mạc miệng, loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi; viêm ruột do bội nhiễm các loại vi khuẩn như: Shigella, E.coli,...

Khi trẻ bị sởi, hệ miễn dịch bị suy giảm dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch cầu, ho gà...

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới