Bé trai máu cô đặc do sốc sốt xuất huyết

Bé trai 9 tuổi ngụ Trà Vinh sốt cao liên tục ba ngày, đến ngày thứ tư đau bụng, nôn ói, tay chân lạnh.

Người nhà đưa bé cấp cứu bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc sâu, huyết áp tụt. Máu bệnh nhi cô đặc nặng với chỉ số Hct 54%. Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần, trẻ dưới 15 tuổi thường ở mức 35-39%.

Bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết nặng, truyền dịch chống sốc và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM). Các bác sĩ tiếp tục chống sốc, đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, dùng các thuốc vận mạch phối hợp.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, ngày 11/12, cho biết bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó đặt nội khí quản thở máy. Các bác sĩ truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc.

"Bệnh của bé diễn tiến phức tạp, tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều", bác sĩ Tiến chia sẻ. Các bác sĩ chọc hút dịch màng bụng, điều chỉnh rối loạn đông máu. Sau hai tuần điều trị, bé hồi phục hoàn toàn.

Hệ thống máy móc hỗ trợ bệnh nhi thoát sốc sốt xuất huyết. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Hệ thống máy móc hỗ trợ bệnh nhi thoát sốc sốt xuất huyết. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, phụ huynh cần theo dõi, đưa trẻ vào viện ngay khi sốt cao hai ngày, có một trong các dấu hiệu quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, đau bụng, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể tử vong... Giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng... nên cần theo dõi chặt để có hướng chăm sóc thích hợp cũng như đưa trẻ đến khám cơ sở y tế kịp thời.

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, loăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch nilon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe... quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.

Lê Phương 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới