Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa nóng
Bệnh nhi 14 ngày tuổi, được đưa vào Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội, trong tình trạng mưng mủ toàn thân, rốn chưa rụng, có biểu hiện nhiễm trùng. Bác sĩ cho rằng gia đình đã tắm cho bé không đúng cách và quấn tã nhiều lớp, khiến em bé bị nóng, mồ hôi tiết ra nhiều.
Bác sĩ Bùi Thị Tâm, Phòng Sơ sinh, Khoa Sản, Bệnh viện Bưu điện, cho biết bệnh nhân là trẻ sơ sinh mắc các bệnh về da, hô hấp, tăng lên khi trời nắng nóng. Hầu hết trẻ gặp vấn đề về da, hô hấp, nhiễm khuẩn. Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh chưa có đủ sức đề kháng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo bác sĩ Tâm, giai đoạn sơ sinh được tính từ khi trẻ lọt lòng mẹ đến 28 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình chăm sóc trẻ rất quan trọng giúp bé thích nghi với môi trường mới ngoài môi trường trong bụng mẹ. Nguy cơ lớn nhất là rối loạn thân nhiệt dẫn đến tình trạng rôm, sẩy, hoặc các bệnh về da, cơ thể cũng dễ bị mất nước và muối khoáng.
Để bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh mùa nóng, cần duy trì nhiệt độ phòng từ 24 đến 25 độ C và độ ẩm từ 50 đến 60% để da em bé không bị khô tróc. Không nhầm lẫn nhiệt độ phòng và nhiệt độ điều hòa. Gia đình cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.
"Thân nhiệt trẻ sơ sinh cao hơn người lớn từ 0,2 đến 0,5 độ nên nhiệt độ 24-25 độ C là môi trường lý tưởng của trẻ", bác sĩ nhấn mạnh.
Nên cho trẻ tắm mỗi ngày, nhiệt độ nước đảm bảo từ 32 đến 37 độ. Dùng tắm chuyên dụng dành cho sơ sinh, không tắm lá do không tầm soát được nguy cơ về nguồn gốc và chất bảo quản. Nên sử dụng hai khăn mềm, một cái để lau mặt bé, một cái để lau và quấn người, đảm bảo khăn phải mềm mại và sạch sẽ. Chú ý vệ sinh những khe, nếp gấp của da và bộ phận sinh dục bé. Không băng rốn sau khi tắm, vệ sinh rốn bằng tăm bông, nước ấm và dung dịch riêng biệt. Các thao tác phải làm thật nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh.
Sau tắm, không quấn tã quá dày hay quấn nhiều lớp dễ dẫn đến viêm da, viêm da mủ, rôm, sảy; trong đó biến chứng viêm da mủ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết nặng, nguy hiểm sức khỏe trẻ nhỏ. Chỉ nên dùng một áo, một tã và một chăn để quấn trẻ. Nên chọn loại vải cotton, thấm hút mồ hôi tốt.
Hạn chế để trẻ ra ngoài, nhất là trong khung giờ từ 10h đến 16 giờ.
Khi trẻ có biểu hiện ngứa, đỏ da, mưng mủ, phát ban, cần kịp thời đưa đến bệnh viện để xử trí kịp thời, hạn chế tổn thương, biến chứng nguy hiểm.
Thùy An
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024
Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024
Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024
Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội
Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024
Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội