Nữ sinh lớp 12 đột quỵ sau khi đi học về

LONG AN - Nữ sinh 18 tuổi vốn khỏe mạnh, sau buổi đi học về đi tắm và sau đó đột nhiên bất tỉnh, co giật mạnh, hôn mê sâu.

Ngày 9/4, bác sĩ Trương Thái Dương, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Xuyên Á, cho biết khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, liệt nửa người bên trái, phản xạ ánh sáng yếu, phải thở máy qua nội khí quản. Kết quả chụp CT não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não, máu đọng trong não thất.

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu đặt dẫn lưu não thất (EVD). Sau khi chụp CT lần nữa xác định nguyên nhân xuất huyết, loại trừ các nguyên nhân dị dạng mạch máu não, các bác sĩ đưa thuốc tiêu sợi huyết (rtPA) vào não thất bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, kết quả CT kiểm tra mỗi 24 giờ cho thấy khối máu trong não thất bệnh nhân tan dần, lưu thông dịch não tủy trở lại ổn định.

Hiện, người bệnh đã có thể vận động tứ chi, tỉnh táo, nói được, sức cơ bên trái cải thiện.

null

Bệnh nhân qua cơn nguy kịch sau phẫu thuật, tiếp tục điều trị. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Dương cho biết so với các bệnh nhân đột quỵ, bệnh nhân này khá trẻ, trước đó rất khỏe mạnh, không có bệnh lý nền. Hiện chưa rõ nguyên nhân nữ sinh bị đột quỵ.

Theo bác sĩ Dương, nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ chủ yếu là cao huyết áp và dị dạng mạch máu não. Đa số họ có những triệu chứng không đặc hiệu, trước đó thỉnh thoảng đau đầu, chóng mặt, còn thời điểm vỡ các dị dạng gây xuất huyết thì không đoán trước được.

"Nếu bạn có các triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, nên đi khám để phòng đột quỵ", bác sĩ khuyến cáo.

Bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết não có thể tử vong bất kỳ lúc nào, cần được cấp cứu trong thời gian vàng trong vòng 6 giờ kể từ khi khởi phát, nguyên tắc là điều trị càng sớm càng tốt. Nếu can thiệp trễ, bệnh nhân đã hôn mê sâu, não bị chèn ép quá nhiều, khả năng hồi phục rất thấp.

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não giảm đáng kể. Trong vài phút, các tế bào não chết dần, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 85% người bị đột quỵ ở thể nhồi máu não do tắc mạch máu; 15% còn lại xuất huyết não do vỡ mạch máu.

Theo Hội Tim mạch Việt Nam, cứ 4 người 25-49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ. Nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng...

Lê Cầm

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 30/09/2024

Virus viêm gan B ảnh hưởng đến thai phụ ra sao?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/09/2024

Dấu hiệu nào nhận biết ho gà ở trẻ nhỏ?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới