Thai nhi và những vị trí nằm cần lưu ý

12:07 20/05/2020 - Hướng dẫn nuôi dạy con
Trong quá trình mang thai, thai nhi đang phát triển có thể di chuyển vào nhiều vị trí khác nhau. Vị trí lý tưởng cho thai nhi ngay trước khi lâm bồn là vị trí ngôi chỏm (anterior). Ở vị trí này, đầu của thai nhi chỉ về hướng về phía dưới và đối mặt với lưng của mẹ.

Hầu hết thai nhi đều ở vị trí này vào tháng cuối của thai kỳ. Vị trí ngôi chỏm còn được gọi là vị trí phía trước đỉnh hoặc cephalic. Vị trí này có thể làm giảm nguy cơ biến chứng trong khi mang thai.

Các vị trí của thai nhi

Các vị trí có thể có của một em bé đang phát triển trong tử cung bao gồm:

Ngôi trước chỏm đầu (Anterior position)

 

Ngôi trước chỏm đầu - Ảnh minh họa
Ngôi trước chỏm đầu - Ảnh minh họa

Đây là vị trí tốt nhất cho thai nhi trong giai đoạn trước khi sắp sinh. Đa số thai nhi đều có vị trí này trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Ngôi chỏm là ngôi dọc, đầu ở dưới, trục của thai nhi trùng với trục của tử cung. Đầu thai nhi cúi tốt với xương chẩm trình diện trước eo trên.

Ngôi chỏm chiếm 95% trường hợp các ngôi thai. Điểm mốc của ngôi chỏm là xương chẩm. Đường kính lọt của ngôi chỏm là đường kính hạ chẩm- thóp trước (bình thường 9,5 cm). Ngôi chỏm có thể lọt qua eo trên khung chậu người mẹ theo 2 đường kính chéo phải và trái (chủ yếu là đường kính chéo trái, chiếm 95%). Một số trường hợp thai nhỏ hoặc thai chết có thể lọt qua đường kính ngang.

Ngôi chỏm có 2 thế (phải và trái), tương ứng với 6 kiểu thế lọt (chẩm trái trước, chẩm trái ngang, chẩm trái sau, chẩm phải trước, chẩm phải ngang, chẩm phải sau) và 2 kiểu thế sổ (chẩm trước và chẩm sau).

Vị trí này có nghĩa là đầu của bào thai có thể được giấu trong, cho phép đầu nó đè xuống cổ tử cung, khuyến khích nó mở trong khi chuyển dạ.

Ngôi sau chỏm đầu (Posterior position)

Ngôi trước chỏm đầu - Ảnh minh họa
Ngôi sau chỏm đầu - Ảnh minh họa

Vị trí này cũng được biết đến với tên gọi là back-to-back. Đây là nơi đầu của thai nhi đang chỉ xuống, và lưng của thai nhi đang tựa vào lưng của người mẹ.

Ngôi thai này không thuận lợi vì đầu của thai nhi ở vị trí không dễ điều chỉnh. Khu vực hẹp nhất của thai nhi không ra trước và tử cung phải co bóp nhiều hơn để đẩy bào thai ra ngoài. Do đó khiến cho thời gian sinh kéo dài. Cột sống của thai nhi có thể ép sát vào cột sống của bạn, vì vậy bạn sẽ thấy đau lưng nhiều hơn trong khi chuyển dạ.

Thai nhi có nhiều xu hướng ở vị trí này khi người mẹ dành nhiều thời gian ngồi hoặc nằm, chẳng hạn như nếu cô ấy nằm nghỉ ngơi trên giường nhiều. Mặt sau của cơ thể thai nhi nặng hơn mặt trước, vì vậy người phụ nữ mang thai có thể khuyến khích thai nhi cuộn vào vị trí lý tưởng bằng cách nghiêng theo hướng họ muốn chúng di chuyển.

Ngôi thai ngang (Transverse lie position)

Ngôi thai ngang - Ảnh minh họa

Vị trí ngôi ngang là khi thai nhi nằm ngang trong tử cung. Hầu hết thai nhi sẽ không ở lại vị trí này trong những tuần và ngày gần trước khi sinh.

Nếu thai nhi vẫn ở vị trí nằm ngang ngay trước khi sinh, thì việc sinh mổ sẽ là cần thiết. Ở ca sinh nở bình thường, bé sẽ chui đầu ra trước. Nhưng nếu bé ở vị trí ngôi ngang, thì vai sẽ là bộ phận chui ra trước. Điều này là không thể vì chắc chắn bé sẽ bị ngạt, không thở được và tử vong trước khi có thể chui ra ngoài.

Để chẩn đoán ngôi ngang, cách dễ dàng nhất là quan sát tử cung, nếu thấy tử cung rộng và bè ngang bất thường, cần nghĩ ngay đến trường hợp ngôi ngang. Cách khác nữa là sờ nắn bụng để chẩn đoán ngôi ngang.

Ngoài ra khám âm đạo khi mang thai thấy tiểu khung rỗng hoặc khi chuyển dạ sờ thấy mỏm vai, nách và xương sườn của thai nhi. Cũng có thể chẩn đoán ngôi ngang qua siêu âm hoặc chụp X quang khi biết chắc thai nhi đã chết trong bụng mẹ.

Ngôi ngang không thể đẻ theo phương pháp tự nhiên, chỉ có thể đẻ mổ. Ngoài ra cần chẩn đoán phát hiện sớm nếu không sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm.

- Ngoại xoay thai: Ngoại xoay thai được thực hiện khi thai nhi quá 35 tuần, màng ối còn nguyên vẹn và có khả năng sinh thường. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây chuyển dạ sớm, vỡ ối, sa nhau thai, nên hiện nay không còn áp dụng.

- Nội xoay thai: Nội xoay thai được thực hiện khi cổ tử cung đã mở, tử cung không có sẹo mổ cũ. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cho tay vào buồng tử cung và biến ngôi ngang thành ngôi mông.

- Đẻ mổ: Đây là phương pháp an toàn nhất trong các phương pháp trên. Mặc dù thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn nhưng các bác sỹ chuyên gia vẫn khuyến cáo sản phụ có ngôi ngang chọn phương pháp đẻ mổ này.  

Ngôi thai ngược (Breech position)

Ngôi thai ngược - Ảnh minh họa
Ngôi thai ngược - Ảnh minh họa

Vị trí thai nhi ở ngôi ngược là khi bào thai vẫn còn với đầu lên, mặt của bé hướng lên phía trên tử cung mẹ thay vì hướng xuống trong xương chậu. Trong loại ngôi thai này có nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:

Frank breech: Ở vị trí này, chân của thai nhi nằm thẳng lên phía trước cơ thể, vì vậy bàn chân nằm gần mặt.

Complete breech: Ở vị trí này, thai nhi "ngồi" với phần chân vượt qua ở phía trước của cơ thể, do đó, bàn chân ở gần phía mông.

Footling breech: Ở vị trí này, thai nhi có một hoặc cả hai chân để dưới đáy. Khi sinh sản một hoặc cả hai chân sẽ xuất hiện trước.

Lý do tại sao thai nhi có thể vẫn ở vị trí ngược này bao gồm:

  • Quá nhiều hoặc quá ít nước ối xung quanh thai nhi
  • U xơ tử cung
  • Tử cung hình dạng bất thường
  • Nhiều thai nhi trong tử cung

Nếu một phụ nữ mang thai sinh đôi, thai nhi có thể ở ngôi chỏm trước hoặc sau trong khi thai nhi còn lại ở ngôi ngược. Với kiểu nằm lộn đầu – lộn đuôi thế này, mổ đẻ là cách được bác sĩ chỉ định cho người mẹ.

An toàn cho thai nhi là an toàn khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có một số rủi ro tiềm ẩn nếu thai nhi vẫn ở vị trí ngược này khi bắt đầu chuyển dạ.

Làm thế nào để biết vị trí của em bé

Cách tốt nhất để tìm ra vị trí của bào thai là kiểm tra bởi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Tại mỗi cuộc kiểm tra trong quý thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, bác sĩ đều sẽ kiểm tra vị trí của thai nhi.

Khi khám thai 35-36 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng thai nhi đã chuyển vào vị trí ngôi chỏm trước hoặc sau. Nếu bác sĩ không chắc chắn liệu thai nhi có ở đúng vị trí sau khi khám sức khỏe hay không, họ có thể yêu cầu siêu âm

Người mẹ có thể tự nhận biết vị trí của bào thai ở nhà. Khi thai nhi ở ngôi chỏm sau, em bé sẽ đá xung quanh giữa bụng mẹ, một số người mẹ cũng thấy vết lõm xung quanh nút bụng của họ. Khi thai nhi ở ngôi chỏm trước, người mẹ có thể cảm thấy em bé đạp bụng nhiều hơn ở phần dưới xương sườn.

Cách thay đổi vị trí ngôi thai

Hầu hết thai nhi sẽ có ngôi chỏm phía trước sau 36 tuần. Nếu thai nhi ở ngôi ngược vào tuần 36, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện đổi ngôi thai (ECV). ECV là một thủ thuật mà bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ cố gắng đổi ngôi thai nhi theo cách thủ công. Đối với công đoạn này, trước tiên họ sẽ tiêm một cây kim nhỏ vào tay người mẹ để giúp làm tử cung thả lỏng. Bác sĩ dùng tay từ bên ngoài bụng của người mẹ, nhẹ nhàng thực hiện thao tác đổi thai nhi từ ngôi ngược vào ngôi ngang, sau đó chuyển dần về ngôi chỏm trước.

Trong một số trường hợp, thai nhi chỉ bắt đầu chuyển ngôi thai sau 36 tuần, thậm chí có những bào thai chuyển ngôi ngay trước khi lâm bồn.

Để thay đổi thành ngôi thai thuận, người mẹ được khuyên dùng một số loại thuốc thảo dược và thực hiện các bài tập cụ thể để giúp em bé đổi lại thành vị trí sinh đẻ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng đáng tin cậy để chứng minh rằng bất kỳ phương pháp nào trong số này đều hiệu quả. Đặc biệt, nếu người mẹ muốn thử các loại thuốc hoặc kỹ thuật này, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước.

Tổng quan

Thai nhi sẽ di chuyển vào nhiều ngôi khác nhau trong suốt thai kỳ. Trong vài tuần cuối của thai kỳ, hầu hết các em bé di chuyển thành ngôi chỏm trước, đó là vị trí tốt nhất để sinh thường qua âm đạo.

Nếu em bé vẫn nằm trong tư thế nằm ngang hoặc nằm ngược trước khi chuyển dạ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện các can thiệp y tế để đảm bảo sự an toàn của người mẹ và em bé trong khi sinh.

Nguồn: Medical News Today

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/11/2024

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Hướng dẫn nuôi dạy con - 23/10/2024

Đau dữ dội vùng bẹn trái, nam sinh 15 tuổi được phẫu thuật "cứu" tinh hoàn kịp thời

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Nam sinh đau đớn vùng kín phải nhập viện vì tò mò tuổi mới lớn

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Hướng dẫn nuôi dạy con - 08/10/2024

Thủ tướng: Sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo ổn định trong nhiều năm

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Hướng dẫn nuôi dạy con - 04/10/2024

Đình chỉ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp học tại Hà Nội

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới