Rối loạn chuyển hóa song hành đột quỵ

Theo VnExpress 09:36 08/01/2021 - Phòng bệnh
Rối loạn chuyển hóa gây các bệnh cao huyết áp, tăng đường huyết và cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.

Đang dùng bữa cùng gia đình, cụ ông 85 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội, đột ngột bị run tay, đánh rơi đôi đũa. Hai chân ông run rẩy, khuỵu xuống, không thể đi lại. Người nhà cõng ông ra xe, đưa vào Bệnh viện Hữu nghị cấp cứu.

Bác sĩ Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần kinh, cho biết người bệnh nhập viện ngày 8/12, đột quỵ, trên nền đái tháo đường gần 30 năm. Bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cho bệnh đột quỵ. Nhờ được người nhà đưa vào bệnh viện kịp thời, ông có thể tự đi lại, cầm nắm như bình thường sau một tuần điều trị. Hiện sức khỏe ông đã hồi phục, được ra viện.

Còn cụ ông 85 tuổi ở Đống Đa nhập viện ngày 15/12 trong tình trạng nói ngọng, liệt, tê nửa mặt và tay trái, tiền sử tăng huyết áp. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc đột quỵ nhồi máu não, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, phim chụp cộng hưởng từ chỉ ra ông có nhồi máu ở vùng thân não. Nếu không điều trị kịp thời, cụ ông có thể bị ngừng tuần hoàn, nguy hiểm tính mạng. Sau nửa tháng điều trị, cụ ông đã ngồi dậy, có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.

Hai bệnh nhân trên đều bị rối loạn chuyển hóa gây cao huyết áp hoặc tiểu đường trước khi mắc đột quỵ. Theo bác sĩ Thảo, tình trạng này là thường gặp: "Hầu như người bệnh cao tuổi nào cũng mắc rối loạn chuyển hóa. Có thể nói rối loạn chuyển hóa song hành với đột quỵ".

Bác sĩ Thảo khám cho người bệnh đột quỵ. Ảnh: Chi Lê.
Bác sĩ Thảo khám cho người bệnh đột quỵ. Ảnh: Chi Lê.

Bác sĩ Thảo cho biết rối loạn chuyển hóa dễ gây tăng huyết áp. "Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đột quỵ chảy máu não", bác sĩ cho biết. Tăng đường máu, tăng acid uric, mỡ máu tăng gây cô đặc máu, xơ vữa thành mạch gây tăng nguy cơ đột quỵ.

Điều trị cho người đột quỵ kèm rối loạn chuyển hóa rất khó khăn. Bác sĩ vừa phải điều trị đột quỵ, vừa phải điều chỉnh mỡ, đường máu hoặc rối loạn acid uric. Sử dụng nhiều thuốc cùng lúc dễ gây tương tác thuốc, có thể gây tăng tác dụng phụ, chậm có hiệu quả điều trị khiến người bệnh chậm hồi phục thời gian nằm viện lâu.

Theo bác sĩ Thảo, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là thói quen ăn uống và sinh hoạt, gồm sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc chế độ ăn thừa đường, giàu chất béo, mất cân bằng dinh dưỡng, giảm vận động. Ở người già, chức năng cơ thể suy giảm, rối loạn chuyển hóa dễ xảy ra.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cao tuổi cần tuân thủ chế độ ăn hàng ngày và tập luyện, uống thuốc đúng, đủ. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi bệnh viện kiểm tra ngay. Ngoài ra, người cao tuổi nên đi kiểm tra định kỳ để xem các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu đã được kiểm soát, thuốc có tác dụng hay chưa, có tác dụng phụ hay không, hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng dẫn tới đột quỵ.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách nào phòng bệnh gút?

Cách nào phòng bệnh gút?

Phòng bệnh - 08/10/2024

Cách nào phòng bệnh gút?

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Phòng bệnh - 08/10/2024

Từ vết thương nhỏ, nhiều người mắc uốn ván, cứng cơ, co giật nhập viện cấp cứu

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Phòng bệnh - 04/10/2024

Nhiều ca nhiễm khuẩn, biến chứng sau lũ lụt

Lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc với nhiều hổ chết tại khu Vườn Xoài

Lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc với nhiều hổ chết tại khu Vườn Xoài

Phòng bệnh - 02/10/2024

Lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc với nhiều hổ chết tại khu Vườn Xoài

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới