15 thực phẩm hàng ngày giúp tăng đề kháng, ngừa dịch bệnh, bạn có biết?

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp hiện nay, điều quan trọng nhất là giữ gìn sức khỏe và một trong những yếu tố quyết định đó là chế độ ăn uống.

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết.

Nhiều người nội trợ vẫn băn khoăn việc hàng ngày nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, phòng dịch bệnh cho những người trong gia đình.

Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cần bổ sung hoa quả và rau xanh hàng ngày.
Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cần bổ sung hoa quả và rau xanh hàng ngày.

Sức đề kháng chính là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.

Việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng được xem là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bản thân giữa tâm dịch.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh.

CÁC LOẠI CỦ QUẢ GIA VỊ

Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm và cúm mùa và có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép/ngày/người, không nên ăn quá nhiều. Thêm nữa, khi chế biến không nên để nhiệt độ quá cao. Nếu dùng tỏi để nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép trong 1 ngày do quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.

Gừng: Có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Tỏi, gừng, nghệ có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch.
Tỏi, gừng, nghệ có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch.

Nghệ: Là loại thực phẩm được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,…

Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy curcumin có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Đây được xem là 1 trong những món ăn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa và dịch bùng phát như hiện nay.

Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

Ớt chuông đỏ cung cấp cho cơ thể lượng beta carotene dồi dào, tăng sức đề kháng.
Ớt chuông đỏ cung cấp cho cơ thể lượng beta carotene dồi dào, tăng sức đề kháng.

CÁC LOẠI TRÁI CÂY

Các trái cây họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày.

Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.

Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh.
Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh.

Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe của bạn.

Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.

Rau xanh giàu chất xơ và các vitamin.
Rau xanh giàu chất xơ và các vitamin.

CÁC LOẠI RAU CỦ

Bông cải xanh: Hay còn gọi là súp lơ có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.

Cải bó xôi: Chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.

CÁC LOẠI HẠT

Hạt hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

Hạt hướng dương: Trong hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, vitamin B6 và vitamin E,… Ngoài ra, hạt hướng dương cũng rất giàu selen. Các khoáng chất này mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng cho hệ thống miễn dịch.

THỰC PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT

Gia cầm: Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể, rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

Hải sản: Hải sản không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại hải sản giàu kẽm có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,…

THỰC PHẨM BỔ SUNG

Trà xanh: Một thức uống gần gũi, quen thuộc với bất kỳ người Việt, trong lá trà xanh có chứa chất flavonoid - một chất có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, trà xanh giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hợp chất EGCG - là yếu tố chống oxy hóa có trong sản phẩm giúp nâng cao miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome cho biết.

Sữa chua: Trong sữa chua có các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, nên tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Trong thời gian giãn cách tại nhà, bạn hãy thử tự làm sữa chua tại nhà, thêm vào đó trái cây và 1 ít mật ong. Có thể rủ những người thân trong gia đình cùng làm và thưởng thức. Trải nghiệm chắc chắn sẽ rất tuyệt.

Sữa chua là nguồn vitamin D giúp kích hoạt hiệu quả hệ miễn dịch.
Sữa chua là nguồn vitamin D giúp kích hoạt hiệu quả hệ miễn dịch.

 

Ngoài tăng cường bổ sung thực phẩm, trong mùa dịch, gia đình bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp đơn giản hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng như: Uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống, ăn chín uống sôi, vận động đều đặn trong nhà.

Gia đình có trẻ em cần bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé. Nếu trường hợp trẻ ít ăn các loại rau, củ, thì nên bổ sung vitamin bằng cách cho con ăn uống thêm trái cây, sữa chua, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoạt động an toàn trong nhà.

Việc chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền là giải pháp tốt nhất phòng ngừa dịch bệnh trong thời điểm hiện tại.

 
 
Châu Anh (Theo Healthline)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới