Ăn quả hồng đúng cách để có lợi cho sức khỏe

11:24 19/10/2022 - Sống lành mạnh
Bệnh nhân bị tiểu đường nên thận trọng khi ăn hồng. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là glucose, fructose, sucrose dễ hấp thu vào máu...

Hỏi:

Tôi rất thích ăn quả hồng, tuy nhiên tôi nghe nói không phải ai ăn loại quả này cũng tốt, thậm chí còn có hại, gây tắc ruột. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Thanh Mai (Hà Nội)

Ăn quả hồng đúng cách để có lợi cho sức khỏe

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

BS. Trần Thị Ngọc Châu, BV Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 trả lời:

Trái hồng là một loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trái hồng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu glucose, fructose, sucrose, protein, betacarotene, vitamin C, citrulline, iốt, canxi…

Vì có chứa một lượng i-ốt tương đối cao nên trái hồng có thể giúp ngăn ngừa được bệnh bướu cổ đơn thuần.

Trong thịt trái hồng chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ hòa tan, có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế tình trạng táo bón và duy trì hệ vi sinh đường ruột.

Tuy nhiên, cần có một số lưu ý. Cụ thể, với bệnh nhân bị tiểu đường nên thận trọng khi ăn hồng. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là glucose, fructose, sucrose nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.

Nếu ăn hồng, bạn cần cân nhắc đến việc giảm ăn các loại thực phẩm có chứa đường khác trong ngày, để đảm bảo đường huyết được ổn định.

Trái hồng cũng không phù hợp cho người bị thiếu máu thiếu sắt, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không nên ăn trái hồng khi đang uống thuốc bổ sung sắt.

Do hồng có chứa nhiều tanin và chất xơ nên những người có bệnh viêm loét dạ dày thường sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu sau khi sử dụng.

Vì thế, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng. Cũng không ăn hồng lúc bụng đói bởi với tác động của axit dạ dày, tanin dễ bị kết tủa tạo phức. Do vậy, nên ăn hồng sau khi ăn cơm, hoặc lúc bụng no.

Theo Đông y, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ mới sinh.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới