Bệnh đột quỵ: Những món nên ăn và nên kiêng kỵ
Căn bệnh đột quỵ cướp đi mạng sống của khoảng 5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tật vĩnh viễn ở Mỹ.
Thay đổi lối sống có tác động lớn trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu, 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, ngừng hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.
Tại sao món ăn có nguồn gốc thực vật giảm nguy cơ đột quỵ
Theo chuyên gia người Mỹ, Michael Greger, cách tốt nhất để tránh bị đột quỵ là ăn nhiều rau, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại hạt.
Các món ăn có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất xơ. Cứ 7g chất xơ bạn ăn mỗi ngày sẽ giảm được gần 7% nguy cơ bị đột quỵ lần đầu. Nhưng chưa tới 3% người Mỹ đáp ứng khuyến nghị hàng ngày về chất xơ.
Các loại thực phẩm trên cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu.
Theo một nghiên cứu trên 30.000 phụ nữ lớn tuổi trong khoảng thời gian 12 năm, những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất có nguy cơ đột quỵ thấp nhất.
Trung bình, thực phẩm thực vật chứa nhiều chất chống oxy hóa gấp 60 lần so với thực phẩm động vật. Bạn nên cố gắng ăn nhiều loại trái cây, rau và gia vị trong mỗi bữa ăn để có thể liên tục cung cấp lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Các thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ:
Rau xanh
Theo Đại học Harvard (Mỹ), rau xanh có khả năng bảo vệ mạnh nhất chống lại các bệnh mạn tính, trong đó giảm 20% nguy cơ đột quỵ.
Chocolate
Theo các nghiên cứu dân số trong nhiều năm, những người ăn chocolate có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn. Tuy nhiên, đường và sữa đi kèm với hầu hết các loại chocolate không có tác động tốt tới sức khỏe. Bởi vậy, chocolate đen có hàm lượng cacao cao là lựa chọn phù hợp nhất.
Cam quýt
Theo một nghiên cứu trên 70.000 phụ nữ được công bố trên tạp chí Stroke, những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt trong khoảng thời gian 14 năm có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 19% so với những phụ nữ tiêu thụ ít nhất.
Các loại ngũ cốc
Ăn ngũ cốc nguyên hạt đã được ghi nhận có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ. Trong cuốn sách “Làm thế nào để không chết”, Tiến sĩ Greger khuyến nghị ít nhất 3 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày để ngăn ngừa đột quỵ.
Tỏi
Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ tỏi thường xuyên giúp giảm 50% tỷ lệ đột quỵ.
Cà chua
Hàm lượng lycopene cao được tìm thấy trong cà chua, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Theo một phân tích được công bố trên Neurology, theo dõi hơn 1.000 người đàn ông Phần Lan từ 46 đến 55 tuổi, những người có mức lycopene cao nhất có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 55%.
Cà phê và trà xanh
Kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 13 năm trên 80.000 người trưởng thành Nhật Bản cho thấy những người uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày giảm được 20% nguy cơ đột quỵ.
Những người uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày giảm 14% nguy cơ đột quỵ.
Thực phẩm giàu kali
Lượng kali tăng lên 1,6 g mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn 21%. Rau xanh, đậu, chuối và khoai lang là những nguồn cung cấp kali tuyệt vời.
Thực phẩm giàu magie
Lượng magie cao hơn giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Đậu, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt đều chứa nhiều magie.
Thực phẩm nên tránh
- Thực phẩm nhiều cholesterol
- Thức ăn mặn
- Sản phẩm bơ sữa: Axit uric là một hợp chất được cơ thể sản sinh ra khi phân hủy một số loại thực phẩm. Quá ít axit uric có liên quan đến đột quỵ. Những người theo chế độ ăn kiêng thực vật không có sữa có nhiều khả năng đạt được mức axit uric tối ưu để kéo dài tuổi thọ. Đây là một trong những lý do nên hạn chế hoặc cắt bỏ sữa có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Thịt: Nguy cơ đột quỵ tăng 10% liên quan đến thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Lượng sắt heme trong thịt cũng được phát hiện có liên quan đến đột quỵ.Một yếu tố khác là các chất ô nhiễm độc hại có thể tích tụ trong mỡ động vật. Những người có mức độ cao nhất của các chất này trong máu có tỷ lệ đột quỵ tăng gấp 8-9 lần.
An Yên (Theo Foodrevolution)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ