Biến chứng khôn lường vì tiêm silicon lỏng

03:29 27/08/2019 - Sống lành mạnh
NDĐT – Mặc dù chất làm đầy bằng silicon lỏng đã bị cấm lưu hành tại Việt Nam, nhưng một số cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp vẫn sử dụng chất liệu này cho người đi làm đẹp, dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.
Chai silicon lỏng được chiết từ can to ra được nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng.
Chai silicon lỏng được chiết từ can to ra được nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng.

Ngày 19-8, Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108 tiếp nhận bệnh nhân NNH (45 tuổi) tiêm dung dịch lỏng đựng trong chai thủy tinh không rõ nhãn mác (khả năng là silicone lỏng) tại một cơ sở thẩm mỹ. Sau tiêm, bệnh nhân bị hoại tử vùng mông rất nặng, phải nhập viện điều trị sau khi bơm silicon.

Tại Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện TƯQĐ 108 các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hoại tử diện rộng da, mô mỡ vùng tiêm, viêm lan toả bẹn đùi. Bệnh nhân được mổ nạo vét ra khoảng 2500 cc tổ chức hoại tử và dịch mủ.

Theo Đại tá, PGS, TS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện TƯQĐ 108, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất làm đầy khác nhau, trong đó chỉ một số ít chất làm đầy lưu hành trên thị trường được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Trong khi đó, có một số thẩm mỹ viện có thể chạy theo lợi nhuận nên dùng chất làm đầy bị cấm. Trong đó, silicon lỏng là chất làm đầy rẻ tiền hay được sử dụng nhiều nhất. Nếu sử dụng silicon, chất làm đầy "rởm" để làm đẹp, có thể chị em phải chịu biến chứng, hoại tử vô cùng nặng nề.

Silicon là một chất cao phân tử có nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay, trong đó silicon lỏng thường được gọi là mỡ nhân tạo, trước đây thường được dùng để bơm đầy các khoảng khuyết dưới da, và cũng dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Hàng triệu người trên thế giới đã bơm silicon lỏng để tân trang sắc đẹp. Nhưng từ năm 1965, người ta đã bắt đầu đã nhận ra những biến chứng nguy hiểm của việc bơm silicon lỏng vào cơ thể người, đặc trưng là sự xuất hiện của các u hạt. Cũng thời gian này có những báo cáo nghi ngờ về sự xuất hiện các bệnh tự miễn và nhiều biến chứng khác trên những phụ nữ Nhật đã sử dụng tiêm trực tiếp vào ngực.

Năm 1991 Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt silicon lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Năm 1995, Bộ Y tế nước ta đã ban hành cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể. Nhưng hiện nay vẫn có tình trạng một số cơ sở làm đẹp “chui” sử dụng silicon công nghiệp - chất tuyệt đối không được sử dụng trên người thành chất làm đầy.

“Khi dùng silicon lỏng tiêm vào cơ thể dễ gây ra biến chứng tắc mạch. Khi bị tắc mạch, máu sẽ không thể đủ để nuôi dưỡng bộ phận được tiêm vào như mắt, môi, mũi dễ gây ra hoại tử những bộ phận đó, nguy hại nhất là có thể gây tử vong cho người sử dụng”, bác sĩ Vũ Ngọc Lâm nói.

Bác sĩ Vũ Ngọc Lâm khuyến cáo, khi đi làm đẹp, chị em cần phải tỉnh táo, đừng bao giờ ham rẻ tiêm chất làm đầy mà mình không biết là chất gì, không nghe theo lời rủ của bạn bè người thân tới các cơ sở làm đẹp không có uy tín để làm đẹp. Nếu muốn tiêm chất làm đầy để làm đẹp, nên chọn các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để thực hiện. Vì người tiêm chất làm đầy phải là các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ chuyên môn và cơ sở thẩm mỹ có giấy phép hành nghề mới có thể thực hiện được.

Trước khi tiêm chất làm đầy được phép, người đi làm đẹp cần chú ý tới thành phần ghi trên vỏ thuốc. Cụ thể là thành phần HA (Acid Hyaluronic hữu cơ), khi thấy thành phần có silicon tuyệt đối không nên dùng. Ngoài ra, cần đọc rõ thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng để bảo đảm sản phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

                                                                                                                                        LÂM TRẦN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới