Đặc điểm của những người đã tiêm vắc xin vẫn nhiễm biến thể Delta

Những người đã được chủng ngừa đầy đủ có tải lượng virus thấp hơn, ít nguy cơ nhập viện nếu nhiễm SARS-CoV-2.

Khi các chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 diễn ra ở khắp các nước, virus SARS-CoV-2 vẫn đang phát triển và đột biến. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo biến thể Delta sẽ là chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến nhất toàn cầu trong thời gian tới.

Ảnh minh họa: Indiatimes
Ảnh minh họa: Indiatimes

Tại Mỹ, biến thể trên hiện chiếm hơn 51% các các ca nhiễm mới trong nước. Ở Anh, tỷ lệ là 80%.

Biến thể Delta có khả năng lây truyền cao và kháng lại tác dụng của vắc xin. Chủng này không chỉ ảnh hưởng đến những người chưa được tiêm chủng.

Giới chuyên môn đã phân tích dữ liệu để tìm hiểu thêm về những người được tiêm chủng nhưng vẫn bị nhiễm biến thể Delta.

Tiến sĩ Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO, cho biết đã ghi nhận một số ca bệnh từng được tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19, đặc biệt là biến thể Delta.

Tuy nhiên, bà Swaminathan khẳng định, những người đã được chủng ngừa không nên quá lo lắng vì khi mắc Covid-19, họ có đặc điểm chung là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

“Tiêm phòng giảm đáng kể nguy cơ nhập viện và tử vong. Những người chưa được tiêm chủng có nguy cơ cao không chỉ bị nhiễm biến thể Delta mà còn có thể trở nặng nghiêm trọng”, Tiến sĩ Swaminathan nói.

Theo dữ liệu gần đây của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, ba loại vắc xin của các hãng này vẫn có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại biến thể Delta, dù kém hiệu quả hơn một chút so với các chủng khác.

Một nghiên cứu của Y tế Công cộng Anh cho thấy tiêm đủ 2 liều Pfizer có hiệu quả 88% đối với bệnh có triệu chứng và hiệu quả 96% ngăn ngừa nhập viện nếu mắc biến thể Delta.

"Các loại vắc xin được phê duyệt của chúng ta có khả năng ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong do biến thể Delta. Kết quả này đã được quan sát không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia khác", Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ, Rochelle Wakensky, cho biết.

Bà Walensky cũng thông tin 99,5% số người chết vì Covid-19 trong vài tháng qua ở Mỹ là những người chưa tiêm vắc xin. Bà nói: "Tiêm phòng là chiến lược y tế công cộng hàng đầu của chúng tôi để ngăn chặn biến thể Delta và giảm tỷ lệ ca bệnh”.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Swaminathan đã chỉ ra rằng những người được tiêm chủng nhiễm Covid-19 có thể truyền bệnh cho người khác. Đó là lý do WHO vẫn khuyến cáo sử dụng khẩu trang và giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, các quan chức y tế lại có sự chia rẽ về vấn đề này. CDC Mỹ cho rằng những người được tiêm chủng đầy đủ không cần phải đeo khẩu trang và giãn cách xã hội

Theo các nghiên cứu gần đây, những người được tiêm vắc xin có tải lượng virus thấp hơn những người khác khi mắc bệnh. 

An Yên (Theo Bestlife)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới