Dân văn phòng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao

Áp lực công việc, stress kéo dài, không cân bằng được cuộc sống… khiến cho dân văn phòng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao hơn.

Cầu toàn quá... cũng dễ rối loạn lo âu, trầm cảm

Chưa bao giờ từ chối công việc sếp giao hay đồng nghiệp nhờ vả, chị N.T (Hà Nội) dù mới ra trường nhận việc 2 năm nhưng luôn được đánh giá cao về năng lực. Tuy nhiên gần đây, T thường xuyên stress, cơ thể yếu đi trông thấy, thường mệt mỏi, “sợ” việc và có thói quen nhổ tóc một cách vô thức.

Ảnh minh họa
Rối loạn tâm thần ở dân văn phòng (Ảnh minh họa)

 

Ths.BS. Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E cho biết, khi trò chuyện bệnh nhân bật khóc chia sẻ “đã cố gắng hết sức trong công việc nhưng không nhận được sự đền đáp”.

Ông Chung cho biết, thực tế hầu như ai cũng có thể mắc những rối loạn tâm lý, rối loạn tâm thần mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, riêng đối với nhóm dân văn phòng nguy cơ mắc cao hơn, do đặc điểm áp lực công việc lớn, stress kéo dài, liên tục.

Nhận diện rối loạn tâm thần sao?

Theo bác sĩ Chung thông thường nếu có các bệnh cơ thể đau, ốm, sốt mọi người sẽ tới viện khám ngay. Đối với những rối loạn tâm thần chỉ khi có hậu quả mọi người mới tìm đến bác sĩ.

Chính vì vậy, việc nhận diện ra các rối loạn tâm thần can thiệp sớm giúp người bệnh nhanh trở lại cuộc sống bình thường là điều vô cùng quan trọng.

Để nhận diện rối loạn tâm thần, theo BS. Chung cần phải lưu tâm đó là: môi trường công việc, vấn đề gia đình, các mối quan hệ, sức khỏe có đang gặp vấn đề gì hay không.

Các dấu hiệu thường gặp:

- Khó ngủ, ngủ không tốt, dễ gặp ác mộng, ngủ hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi…

- Trạng thái hay gặp nhất đó là mệt mỏi mãn tính, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.

- Cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

- Hoặc lo lắng thái quá, , mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.

Người bệnh dễ có phản ứng tiêu cực trong cuộc sống: dùng chất gây nghiện, gây ảo giác, uống rượu bia để giải tỏa hoặc làm tổn thương bản thân (cắn tay, nhổ tóc, rạch tay…) làm đau bản thân mình.

Thường các dấu hiệu rối loạn tâm thần này sẽ do người bên cạnh nhận ra.

"Nếu gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần cố gắng liên hệ bác sĩ đúng chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời tránh ảnh hưởng tới cuộc sống", BS. Chung khuyến cáo.

Để phòng ngừa rối loạn tâm thần theo chuyên gia cần phải cân bằng các yếu tố trong cuộc sống, công việc, quan hệ bạn bè và sức khoẻ.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Chống dịch bệnh hậu lũ lụt, những điều cần lưu ý

Chống dịch bệnh hậu lũ lụt, những điều cần lưu ý

Sống lành mạnh - 12/09/2024

Chống dịch bệnh hậu lũ lụt, những điều cần lưu ý

Cận cảnh chế biến đặc sản mạch nha nổi tiếng xứ Quảng

Cận cảnh chế biến đặc sản mạch nha nổi tiếng xứ Quảng

Sống lành mạnh - 04/09/2024

Cận cảnh chế biến đặc sản mạch nha nổi tiếng xứ Quảng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới