Lợi ích của chế độ ăn keto trong điều trị ung thư
Keto là chế độ ăn ít carb (đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm từ sữa), giàu chất béo và vừa đủ protein. Với chế độ ăn này, người bệnh phải thay đổi lượng lớn carb thành chất béo, dẫn tới trạng thái trao đổi chất mới, gọi là ketosis.
Keto là chế độ ăn ít carb, đủ protein và nhiều chất béo. |
Sau vài ngày, chất béo sẽ trở thành nguồn năng lượng chính của cơ thể. Điều này dẫn tới tình trạng gia tăng đáng kể nồng độ ketone trong máu, hợp chất được sản sinh trong quá trình đốt cháy chất béo khi cơ thể không có sẵn carb.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo những người sử dụng chế độ ăn keto cho mục đích giảm cân cần đảm bảo 60-70% năng lượng (calo) nạp vào cơ thể là chất béo, 15-30% protein, 5-10% carb. Còn khi áp dụng keto trong quá trình điều trị ung thư, chất béo phải chiếm tới 90% lượng calo nạp vào, 10% còn lại chia đều cho carb và protein.
Theo các nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, đa số các tế bào ung thư đều dựa vào carb để phát triển và nhân lên. Do đó, chế độ ăn keto với cơ chế thay đổi quá trình trao đổi chất và giảm lượng đường trong máu được coi là ‘bỏ đói’ các tế bào này, khiến chúng phát triển chậm hơn, thu nhỏ kích thước, thậm chí, tiêu biến.
Hiệu quả của keto trong điều trị các bệnh ung thư. Ảnh: Science Direct. |
Chế độ keto còn giúp giảm insulin và tăng nồng độ ketone trong máu. Insulin là hoóc môn đồng hóa, giúp các tế bào trong cơ thể phát triển, bao gồm cả tế bào ung thư. Do đó, việc giảm insulin giúp kìm hãm sự tăng trưởng của các khối u ác tính.
Theo nghiên cứu của ĐH Nam Florida và ĐH Boston, tế bào ung thư không thể dùng ketone như nhiên liệu, thậm chí, hợp chất này có thể giảm kích thước và sự phát triển của khối u. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng hỗ trợ ngăn ngừa, giảm yếu tố nguy cơ mắc ung thư.
Yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) là hoóc môn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào, bao gồm tế bào khỏe mạnh gây bệnh, đồng thời, làm ngăn tế bào chết theo quy trình. Do đó, việc làm giảm nồng độ IGF-1 nhờ chế độ ăn keto sẽ hạ thấp tốc độ tăng trưởng của các khối u và nguy cơ ung thư trong thời gian dài.
Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Havard, những người có lượng đường trong máu cao và mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư cao. Do đó, chế độ ăn ít carb, đường như keto sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư.
Chế độ ăn keto cũng là công cụ giảm cân mạnh mẽ, ngăn ngừa tình trạng béo phì - một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư.
Nhật Lệ (Theo Healthline)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ