Mùa nóng nên hạn chế ăn gì?

Theo VnExpress 01:28 15/05/2020 - Sống lành mạnh
Đồ nướng, chiên xào nhiều mỡ, thức ăn cay, quả có tính nóng sẽ gây mụn nhọt, rôm sảy nên hạn chế ăn trong ngày hè.

Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cảnh báo thức ăn dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần rất nguy hiểm với sức khỏe. Khi dầu ăn bị đun nóng, thành phần hóa học sẽ thay đổi, vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy làm xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao. Nhiệt độ dầu càng cao, số lần dùng dầu đã qua sử dụng càng nhiều thì chất độc hại sinh ra càng lớn.

Không những thế, thực phẩm trong quá trình chiên rán sẽ sản sinh ra chất acrylamide, "ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh", tiến sĩ Lan cho biết. Dầu ăn khi tiếp xúc với oxy bên ngoài dễ bị oxy hóa, thay đổi màu sắc, mùi vị, gây các bệnh lý mạn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch... Ăn đồ chiên rán còn khiến cơ thể bị nóng, da tiết nhiều dầu nhờn hơn và nổi mụn.

Nên chế biến các món chiên rán tại nhà bằng dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành, dầu hạt cải. Dùng giấy thấm dầu để hút tối đa lượng dầu thừa trên thức ăn. Phần dầu ăn dư thừa sau một lần chiên nên đổ đi, không dùng lại. 

Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, cho biết lượng chất béo dung nạp hàng ngày của cơ thể tối đa 25% tổng năng lượng, tương đương không quá 4 muỗng cà phê dầu ăn. Ăn quá nhiều dầu sẽ thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não...

Mùa hè cũng nên hạn chế ăn các loại quả có tính nóng. Mít, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng... là loại quả tính nóng, nhiều đường, ăn nhiều có thể làm tăng thân nhiệt, gây mất nước.

Mít có hàm lượng đường cao, không thích hợp cho những người cơ địa bị mụn nhọt, rôm sảy. Người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường, càng không nên ăn. Nhãn vị ngọt tính ấm nên ăn quá nhiều cơ thể cảm thấy khó chịu, dễ nổi mụn và mẩn ngứa. Ăn nhiều nhãn một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân tiểu đường.

Vải thiều có hàm lượng đường cao, có thể gây nóng trong người, nhiệt miệng, dị ứng, đau họng nếu ăn quá nhiều. Ăn vải khi đói khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa, dễ dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Xoài chín ngọt có lượng đường cao, ăn nhiều sẽ làm đường huyết tăng, thúc đẩy vi khuẩn trên da phát triển nên dễ gây bệnh về da như mụn nhọt, nhất là với người bị tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy...

Bạn nên lựa chọn các loại quả nhiều nước, thanh mát để giải nhiệt mùa hè như đu đủ có hơn 90% nước, giàu vitamin cải thiện tình trạng da khô, mất nước, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Thanh long, bưởi, táo, dứa, dừa cũng là loại quả mát mẻ cho mùa hè. 

Ăn nhiều thức ăn cay nóng mùa hè khiến cơ thể mệt mỏi, tiết nhiều mồ hôi, mất ngủ, dẫn đến viêm dạ dày. Ảnh: es
Ăn nhiều thức ăn cay nóng mùa hè khiến cơ thể mệt mỏi, tiết nhiều mồ hôi, mất ngủ, dẫn đến viêm dạ dày. Ảnh: es

Khi ăn đồ cay, chứng ợ nóng xảy ra do axit dạ dày trào ngược vào ống thức ăn, gây cảm giác nóng rát ở ngực. Nhiều loại thực phẩm cay nóng có chứa hợp chất capsaicin, làm chậm quá trình tiêu hóa. Khi đó, thức ăn cay ở trong dạ dày lâu hơn, kích thích nước bọt và dịch dạ dày, tăng nguy cơ ợ nóng, gây khó chịu, có thể dẫn đến viêm dạ dày.

Sau khi ăn cay, nhiệt độ cơ thể tăng lên và kích thích tuyến mồ hôi tiết ra, khiến da đổ dầu nhiều hơn. Khi bạn ợ nóng, thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản nên mùi hôi phát ra từ miệng. Ăn cay quá nhiều cũng làm khó ngủ, mất ngủ.

Do đó, vào mùa hè, bạn nên hạn chế thực phẩm cay chứa ớt, tiêu, gừng khiến cơ thể nóng, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần làm việc mỗi ngày.

Khi ăn đồ cay, bạn súc miệng bằng nước ấm sẽ giảm cay nhanh chóng vì có thể hòa tan chất capsaicin. Lưu ý chỉ dùng nước ấm chứ không quá nóng, hoặc ăn chocolate, miếng bánh mì hay nắm cơm nhỏ cũng sẽ loại bỏ được chất capsaicin trong ớt khỏi lưỡi. 

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

Sống lành mạnh - 02/12/2024

Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Sống lành mạnh - 07/11/2024

20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Sống lành mạnh - 25/10/2024

Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới