Người bị tiểu đường có nguy cơ tử vong cao do rượu
Bệnh nhân thuộc hai nhóm bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2 đều có nguy cơ cao trong các biến cố về tim mạch, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ, bên cạnh đó còn có bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến thận. [1]
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học và Đời sống vào năm 2016 đưa ra phát hiện về dấu hiệu của trầm cảm ở những người bị bệnh tiểu đường cao gấp hai đến ba lần so với những bệnh nhân khác. [2]
Trong nghiên cứu mới, Giáo sư Leo Niskanen và các đồng nghiệp cho rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể đi kèm với chẩn đoán tiểu đường là thủ phạm đằng sau nguy cơ tử vong cao hơn bởi tự sát, rượu hoặc tai nạn.
Các phát hiện trên của các nhà nghiên cứu được đăng tại Tạp chí Nội tiết học Châu Âu. [3]
Quản lý dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Nhóm nghiên cứu đã xem xét trường hợp của hơn 400.000 người có và không có bệnh tiểu đường và tìm kiếm các trường hợp tử vong do tự sát, nguyên nhân liên quan đến rượu và tai nạn. Họ phát hiện rằng những người bị bệnh tiểu đường thì dễ tử vong vì những nguyên nhân này hơn là những người không mắc bệnh.
Theo các chuyên gia về sức khoẻ, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường uống nhiều rượu cao hơn so với bệnh nhân uống vừa phải. Với họ, rượu có thể gây một số tác hại nguy hiểm.
Tác hại đầu tiên của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường là rượu có thể làm tăng hoặc giảm đường huyết quá mức tùy theo lượng rượu uống vào. Một số loại thuốc viên điều trị đái tháo đường type 2 có tác dụng kích thích tế bào tụy tiết insulin như nhóm sulphonylureas và megglitinides khi dùng chung với rượu có thể gây hạ đường huyết quá mức, nếu không phát hiện để cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Hơn nữa, rượu còn làm giảm khả năng hoạt động của gan. Gan là cơ quan tổng hợp đường glucose trong máu thành dạng glycogen dự trữ. Khi ngủ đêm hay nhịn đói, cơ thể sẽ ly giải glycogen thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi bạn uống rượu, gan phải làm việc quá sức để loại trừ rượu ra khỏi cơ thể thay vì tổng hợp glycogen, từ đó lượng glycogen bị giảm.
Các cá nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 cần tiêm insulin một cách thường xuyên. "Chúng tôi hiểu rằng mắc bệnh tiểu đường có thể dẫn đến căng thẳng về sức khỏe tâm thần", giáo sư Niskanen nói thêm: "Bệnh nhân phải theo dõi lượng đường trong máu và tiêm insulin hàng ngày. Insulin có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của họ, những hoạt động đơn giản như ăn uống, di chuyển hay ngủ đều ảnh hưởng đến mức đường huyết."
"Sự căng thẳng này", ông nói thêm, "kết hợp với sự lo lắng của việc phát triển các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim hoặc thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh”. Ông cũng nói rằng những phát hiện mới này sẽ giúp những người mắc bệnh tiểu đường nhận được sự đánh giá và hỗ trợ sức khỏe tâm thần hiệu quả hơn. "Nghiên cứu này nhấn mạnh về việc cần thiết của sự hỗ trợ tâm lý hiệu quả cho những người mắc bệnh tiểu đường", giáo sư Niskanen nói.
Sau nghiên cứu, các nhà khoa học chia sẻ sẽ xem xét các yếu tố và cơ chế của những vấn đề trên để đưa ra các chiến lược phòng ngừa tốt hơn. Ngoài ra, nhóm thực hiện nghiên cứu cũng giải thích rằng điều quan trọng là phải đánh giá được tác động tiềm tàng của thuốc chống trầm cảm, cũng như các biến chứng về sức khỏe như đường huyết thấp của người bệnh.
Tài liệu tham khảo
[1]: Diabetes, Heart Disease, and Stroke – NIH (https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/heart-disease-stroke)
[2]: The association between Diabetes mellitus and Depression – SV Bădescu, C Tătaru, L Kobylinska, EL Georgescu, DM Zahiu, AM Zăgrean, and L Zăgrean (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4863499/)
[3]: Diabetic patients are more at risk of death from alcohol, accidents and suicide (https://www.eurekalert.org/pub_releases/2018-10/esoe-dpa100918.php)
Nguồn: Medical News, Hello Doctor
Thanh Hòa - Tạp chí Dược Mỹ phẩm
Đọc tiếp cùng chuyên mục
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Sống lành mạnh - 08/10/2024
Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ
Sống lành mạnh - 01/10/2024
Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ