Uống nước như thế nào để tốt cho cơ thể?
Để cơ thể có đủ nước cần lưu ý các đặc điểm sau:
- Không đợi có cảm giác khát mới uống nước
Khi cảm giác khát tức là cơ thể đã thiếu nước rồi. Khi cơ thể thiếu nước, huyết áp ở động mạch giảm, các thụ thể ở thành các mạch máu báo động, chúng đưa tín hiệu khát đến trung tâm điều hòa khát nước ở vùng dưới đồi và khởi phát nhu cầu uống nước. Sự đào thải nước qua nước tiểu xảy ra suốt ngày, vì vậy, để cơ thể luôn đầy đủ nước, chúng ta cần uống nước đều đặn, không đợi khát mới uống nước, nên uống nước khi mới thức dậy uống nước trong bữa ăn ( ăn canh và giữa các bữa ăn. Cần có thói quen sau mỗi lần đi tiểu, uống một ít nước ( 1 ly nhỏ ).
- Nên uống đều đặn mỗi lần một ít nước thay vì uống một lượng lớn nước một lần
Để cơ thể hoạt động tốt, nên uống đủ nước: tất cả các tế bào cơ thể luôn luôn cần có nước để hoạt động có hiệu quả
Khi cơ thể thiếu nước, không chỉ có cảm giác khát nước mà dần dần có thể mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, giảm tập trung, giảm khả năng trí tuệ và thể chất. Khi nước tiểu có màu sậm hay lượng nước tiểu giảm, nguy cơ sỏi tiết niệu và nhiễm trùng tiết niệu gia tăng. Vì vậy, chúng ta cần uống đủ nước trong ngày.
- Uống nước quá lạnh không tốt cho răng.
Nước quá lạnh gây đau răng, làm tổn thương họng và cả hệ tiêu hóa. Đặc biệt, người đã phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, dùng nước quá lạnh là không tốt, vì nước không tồn tại lâu ở phần dạ dày còn lại, đi thẳng đến ruột non, gây rối loạn ở ruột ( đau bụng, tiêu chảy ). Để giải khát khi trời nắng nóng nên uống nước ở nhiệt độ 8 – 18°C
- Uống nước nóng có giải khát không?
Khi dùng nước nóng, miệng có cảm giác nóng. Cũng vì vậy, khi uống nước hơi lạnh và có sủi bọt ta có cảm giác “ đã khát ” hơn là uống nước nóng. Nhưng tính về mặt cung cấp nước cho cơ thể, uống lạnh hay nóng cũng như nhau. một số quốc gia vùng nhiệt đới người ta có thói quen dùng thức uống nóng. Thức uống nóng tạo sự toát mồ hôi, như vậy, giảm nhiệt cho cơ thể.
- Uống nước quá nhiều có bị ứ nước không ?
Nếu chức năng thận tốt, cơ thể có khả năng thích ứng với lượng nước đưa vào cơ thể. Khi ta uống nhiều, ta sẽ tiểu nhiều, khi uống ít, tiểu ít. Còn hiện tượng ứ nước liên quan với giai đoạn đầu suy tĩnh mạch hay suy tim ( rất hiếm ) hay có một vấn đề ở thận: nước từ các mao mạch vào các mô và ứ lại đó, gây phù nề.
- Nhu cầu về nước ở trẻ em và người cao tuổi có như người trưởng thành không ?
Nhu cầu về nước uống ở người cao tuổi cũng giống như người trưởng thành, nghĩa là 1,5 lít nước mỗi ngày. Trẻ em dưới 3 – 4 tuổi chỉ cần 1 lít/ngày. Tuy nhiên, các bé nhạy cảm hơn đối với sự thiếu hụt nước. Ở trẻ sơ sinh, nước chiếm 75 % trọng lượng, ở người trưởng thành chỉ 65 %. Thiếu nước trong vài giờ có thể dẫn đến suy yếu các cơ quan trọng yếu, cần thiết cho sự sống. Trẻ nhỏ cũng như người cao tuổi rất dễ bị thiếu nước: các bé không biểu hiện dễ dàng sự thiếu nước. Ở người cao tuổi, hệ thống báo động khát nước không còn hoạt động tốt. Vì vậy, nên cung cấp nước cho các bé và mời các cụ cao tuổi uống nước, nhất là khi trời nóng nực.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Một cụ ông 71 tuổi tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
Sống lành mạnh - 02/12/2024
Đã có kết quả mẫu bệnh phẩm từ tiệm bánh mì, còn 100 bệnh nhân chưa xuất viện
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Sống lành mạnh - 07/11/2024
20 bé mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu hiện ra sao?
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Làm xét nghiệm nào cần nhịn ăn sáng?
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?
Sống lành mạnh - 25/10/2024
Nên ăn hoa quả lúc đói hay lúc no?