Uống rượu có làm ấm cơ thể?

Theo VnExpress 08:00 18/01/2021 - Sống lành mạnh
Chồng tôi thường nói trời lạnh uống rượu cho ấm, uống đến đâu, ấm đến đấy. Xin hỏi bác sĩ quan niệm này đúng hay sai? (Mai, Hà Giang).

Trả lời:

Ở vùng núi cao hay nơi rét đậm, người ta thường uống rượu nhiều hơn. Họ quan niệm rằng, chất men và cồn trong rượu sẽ làm cơ thể ấm lên, giúp họ chống chọi với không khí giá lạnh.

Khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt. Cảm giác này càng rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn có thể làm người ta quên đi cảm giác lạnh.

Tuy nhiên, cảm giác ấm, nóng đó chỉ là nhất thời, không lâu dài, không làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Khi uống rượu, các mạch máu ngoại vi trong cơ thể giãn ra, cơ thể bị thoát nhiệt. Việc đột ngột tiếp xúc với thời tiết lạnh có thể khiến chúng nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp, làm xuất hiện các đột quỵ não, đặc biệt ở những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc các dị dạng mạch não.

Ngoài ra, việc nhiễm lạnh đột ngột sau uống rượu có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc các nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Một số người có thói quen tắm sau khi uống rượu cũng là nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, có thể dẫn đến những nguy hại tương tự.

Trường hợp uống rượu ở ngoài, nguy cơ nhiễm lạnh cao hơn do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh hô hấp trên như viêm phổi, cảm lạnh.

Do đó, quan niệm uống rượu giúp chống lại giá lạnh là hoàn toàn sai lầm. Để phòng tránh các bệnh vào mùa lạnh, bạn cần mặc quần áo đủ ấm, hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế uống rượu bia và các thức uống có cồn.

Trường hợp phải uống rượu trong thời tiết lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi uống, cần bù năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn thêm tinh bột hoặc uống nước trái cây, nước canh, nước cháo loãng... Thuốc giải rượu không được khuyến cáo sử dụng do không có tác dụng chống say, giải rượu.

Các bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp mạn tính không nên uống rượu vào mùa lạnh, có thể bị nhiễm lạnh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàn
Phó khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Sống lành mạnh - 08/10/2024

Sinh viên tố ăn cơm canh thừa: ĐH Bách khoa HN dừng hợp đồng đơn vị cung cấp suất ăn

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Sống lành mạnh - 01/10/2024

Phát hiện cơ sở đang chế biến 1.000 lít mỡ, 1,7 tạ tóp mỡ trái phép chờ tiêu thụ

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Sống lành mạnh - 17/09/2024

Một người đàn ông hoại tử vùng sinh dục, hậu môn vì đắp lá chữa bệnh

Chống dịch bệnh hậu lũ lụt, những điều cần lưu ý

Chống dịch bệnh hậu lũ lụt, những điều cần lưu ý

Sống lành mạnh - 12/09/2024

Chống dịch bệnh hậu lũ lụt, những điều cần lưu ý

Cận cảnh chế biến đặc sản mạch nha nổi tiếng xứ Quảng

Cận cảnh chế biến đặc sản mạch nha nổi tiếng xứ Quảng

Sống lành mạnh - 04/09/2024

Cận cảnh chế biến đặc sản mạch nha nổi tiếng xứ Quảng

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới