Thu phí vào nội đô liệu có chống được ùn tắc?
Đứng trước mỗi một tình huống đặt ra trong thực tiễn cuộc sống, việc các cơ quan chức năng chủ động đề xuất giải pháp cụ thể là rất quan trọng. Thu phí vào nội đô Hà Nội là một trong những vấn đề như thế.
Thật ra không phải bây giờ mới xảy ra tranh cãi về việc thu phí mà dư luận có những ý kiến trái chiều khi vấn đề này được đặt ra trước đây, ở cả Hà Nội và TP.HCM.
Điều đầu tiên người dân quan tâm là khi tổ chức thu phí, hệ thống giao thông công cộng của thành phố có đáp ứng được nhu cầu đi lại hay không? Hiện, con số này mới chỉ ở mức 17%. Trong khi đó, từ nay đến năm 2024 và xa hơn nữa là giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ này liệu sẽ là bao nhiêu?
Một khi giao thông công cộng còn hạn chế, người dân chắc chắn sẽ vẫn sử dụng xe cá nhân, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trả phí. Và khi đó, liệu có khả năng nhiều người sẽ tránh cung đường có trạm thu phí, chọn lưu thông trên cung đường khác, gia tăng áp lực lên những khu vực đó.
Một vấn đề khác là khi người dân sẵn sàng trả phí, liệu ngành chức năng có đảm bảo cung đường mà họ đi sẽ không còn ùn tắc? Cũng không loại trừ việc người dân tìm cách mua nhà khu vực phía trong vành đai để có thể tránh được việc trả phí lâu dài.
Không thể phủ nhận mục tiêu rất tích cực của những người đề xuất phương án nói trên, nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá rất khoa học, thậm chí lấy ý kiến đông đảo người dân. Bởi, chúng ta không thể so sánh với những thành phố của một vài nước phát triển, hiện đã áp dụng hệ thống thu phí tự động. Ở đó, hệ thống giao thông công cộng khác xa chúng ta.
Ùn tắc, kẹt xe nghiêm trọng tại các đô thị lớn gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người… luôn là bài toán đau đầu với các nhà quản lý.
Tuy nhiên, để giải quyết thì cần phải tìm được căn nguyên, gốc rễ của vấn đề chứ không chỉ đơn thuần thu phí là có thể giải quyết được.
Người ta có thể đổ lỗi cho sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân, do đường sá không được mở rộng…
Nhưng có lẽ cũng không nhiều người nghĩ rằng, chính việc thiếu tầm nhìn trong quy hoạch phát triển hạ tầng, yếu kém trong phát triển giao thông công cộng… đã đẩy giao thông tại các đô thị lớn vào thực trạng hiện nay.
Ý thức, văn hóa của người tham gia giao thông cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc. Khi nào trên đường còn nhan nhản cảnh mạnh ai nấy đi, lấn, vượt không theo một quy tắc nào, bài toán hạn chế ùn tắc, kẹt xe sẽ chưa có lời giải thỏa đáng.
Chừng nào những nhà hoạch định chưa nhìn vấn đề ở tầm xa hơn, cao hơn, bao quát hơn để đưa ra được những giải pháp lâu dài, bền vững, thì chừng đó sẽ còn loay hoay tìm biện pháp đối phó theo kiểu “nước dâng tới đâu, rút chân tới đó”.
TS Phạm Quang Long
Phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin
Thời sự xã hội - 02/12/2024
Hai vợ chồng tử vong khi đi đánh cá, bốn con thơ ngơ ngác đợi tin
Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn
Thời sự xã hội - 02/12/2024
Bé trai 14 tuổi tử vong khi đi câu cá cùng nhóm bạn
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Thời sự xã hội - 30/10/2024
Tạm đình chỉ nữ giáo viên đánh học sinh trong lớp
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Thời sự xã hội - 28/10/2024
Nữ du khách bị sóng cuốn trôi trên đảo Phú Quý thoát chết nhờ mặc áo phao
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh
Thời sự xã hội - 24/10/2024
Phát hiện thi thể 2 học sinh trên bờ biển Hà Tĩnh