Ngày càng nhiều nước đồng ý tiêm trộn vắc xin Covid-19
Hiện tại, ngày càng nhiều quốc gia đang xem xét việc chuyển sang các loại vắc xin Covid-19 khác cho liều thứ hai trong bối cảnh nguồn cung bị chậm trễ và lo ngại về an toàn đã làm chậm chiến dịch tiêm chủng. Ở Đức, Italy, Canada, các vị lãnh đạo cũng lựa chọn giải pháp này cho bản thân.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 12/7 đã cảnh báo cách làm trên có rất ít dữ liệu về tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở Tây Ban Nha và Vương quốc Anh kết luận việc trộn vắc xin dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và đôi khi tốt hơn hai liều của cùng một loại vắc xin.
Sau đây là các quốc gia đang xem xét hoặc đã quyết định áp dụng giải pháp trên:
Bahrain
Vào ngày 4/6, Bahrain cho biết, người tiêm đủ điều kiện có thể nhận được một mũi nhắc lại Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể họ đã tiêm loại vắc xin nào trước đó.
Bhutan
Vào ngày 24/6, Thủ tướng Lotay Tshering cho biết, ông đồng ý kết hợp các liều vắc xin Covid-19 để chủng ngừa cho dân số khoảng 700.000 người.
Canada
Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng Canada cho biết các tỉnh nên cung cấp liều vắc xin thứ hai thuộc hãng khác cho những người nhận liều đầu tiên là vắc xin AstraZeneca.
Trung Quốc
Các nhà khoa học Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn đầu, quy mô nhỏ về việc tiêm hỗn hợp một liều vắc xin từ CanSino Biologics kết hợp một liều do đơn vị Sản phẩm sinh học Trùng Khánh Zhifei cung cấp.
Indonesia
Indonesia đang xem xét cung cấp một mũi tiêm nhắc lại thuộc vắc xin khác cho các nhân viên y tế được chủng ngừa bằng vắc xin của Sinovac.
Italy
Cơ quan y tế AIFA của Italy cho biết những người dưới 60 tuổi được tiêm liều đầu tiên là vắc xin AstraZeneca có thể nhận được mũi tiêm thứ hai của loại vắc xin khác.
Hàn Quốc
Một nghiên cứu ở Hàn Quốc vào tháng 7 ghi nhận tiêm kết hợp liều đầu AstraZeneca và liều 2 Pfizer đã làm tăng mức độ kháng thể trung hòa lên gấp 6 lần so với hai liều AstraZeneca.
Vào tháng 6, một nghiên cứu của Anh cho thấy tiêm 1 mũi AstraZeneca sau đó là một mũi tiêm Pfizer tạo ra phản ứng tế bào T tốt nhất và phản ứng kháng thể cao hơn so với một mũi tiêm Pfizer sau đó là một mũi tiêm AstraZeneca.
Thái Lan
Vào ngày 12/7, Thái Lan cho biết họ sẽ sử dụng mũi tiêm AstraZeneca làm liều thứ hai cho những người được tiêm liều một là vắc xin Sinovac. Đây là sự kết hợp chính thức đầu tiên giữa vắc xin Trung Quốc và vắc xin do phương Tây phát triển.
UAE
UAE cung cấp vắc xin Pfizer là mũi tiêm tăng cường cho những người được chủng ngừa ban đầu bằng vắc xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển. Tuy nhiên, quyết định thuộc về người tiêm, các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị.
Việt Nam
Ngày 13/7, Việt Nam cho biết sẽ cung cấp vắc xin mRNA do Pfizer và BioNTech cùng phát triển là lựa chọn liều thứ hai cho những người đã tiêm mũi đầu là vắc xin AstraZeneca.
An Yên (Theo Reuters)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tin quốc tế - 09/05/2024
AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Tin quốc tế - 24/10/2023
Kiểm nghiệm khuôn mặt của các tỷ phú phát hiện 5 nét tướng của người phát tài
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
Tin quốc tế - 06/10/2023
Nhiều tội phạm bỏ trốn để khi dẫn độ về nước có thể thoát án tử hình
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tin quốc tế - 12/05/2023
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao
Tin quốc tế - 05/04/2023
WHO thúc đẩy mục tiêu xóa sổ bệnh lao