Phải giám sát người làm từ thiện

Các quy định của pháp luật hiện nay chưa đầy đủ, khiến cho việc tiếp nhận và phân bổ tiền, hàng hóa từ thiện chưa minh bạch, nảy sinh tranh cãi.
Việc nghệ sĩ Hoài Linh huy động tiền từ thiện rồi chậm trao cho đồng bào lũ lụt miền Trung khiến cộng đồng mạng phản đối dữ dội
Việc nghệ sĩ Hoài Linh huy động tiền từ thiện rồi chậm trao cho đồng bào lũ lụt miền Trung khiến cộng đồng mạng phản đối dữ dội

Hiện nay những trường hợp ra lời kêu gọi cứu trợ, từ thiện với danh nghĩa cá nhân đều bằng uy tín, trong khi cơ chế giám sát lại không có. Vậy lấy gì để đảm bảo nguồn cứu trợ đến được đúng người, đúng thời điểm? Không gì khác, ngoài sự công khai, minh bạch!

Khó khăn nhất của từ thiện dưới hình thức cá nhân vận động là phân phối vận hành, có thông tin thực địa đầy đủ, lên phương án vận chuyển, tránh trường hợp “nước chảy chỗ trũng”, chỗ cần lại không có.

Ngoài ra, đầu tiếp nhận phải được chính quyền xác nhận bằng văn bản chứ không chỉ là tờ giấy ghi tay. Đặc biệt, không được sử dụng tiền hỗ trợ cho các chi phí hậu cần phục vụ di chuyển, khảo sát, trao quà, trừ trường hợp có thoả thuận trước với người đóng góp hoặc được tài trợ chi phí.

Do đó, với những số tiền kêu gọi lên tới cả chục tỷ đồng như nghệ sĩ Hoài Linh, nếu không có bộ phận nhân sự chuyên nghiệp thì khó có thể giải ngân kịp thời tới những nơi cần đến. Một khi anh không đủ năng lực quản lý vận hành, nguồn lực cứu trợ bị “om” lại, thời điểm cần kíp qua đi, sẽ rất dễ phát sinh lòng tham…

Thực tiễn trên cho thấy, luật cần phải quy định cá nhân hay tổ chức đứng ra kêu gọi làm từ thiện phải công khai minh bạch quá trình thực hiện cũng như nguồn cứu trợ. Đồng thời phải có cơ chế giám sát rõ ràng, không thể trông chờ vào việc cá nhân muốn công khai như thế nào thì công khai như hiện nay.

Bên cạnh đó cần quy định bên tiếp nhận phải thông tin đến người ủng hộ về thời hạn phân phối số tiền hoặc hiện vật, thống nhất việc phân phối như thế nào, nếu không thực hiện đúng như đã thỏa thuận thì chịu hình thức xử lý ra sao?

Hoặc trong trường hợp người tiếp nhận không đủ năng lực thực hiện phân phối nguồn cứu trợ thì phải công khai chuyển tiếp sang những đối tượng như thế nào cho hợp lý…

Có thể nói, các quy định của pháp luật hiện nay chưa đầy đủ, khiến cho việc tiếp nhận và phân bổ tiền, hàng hóa từ thiện chưa minh bạch, nảy sinh các tranh cãi. Việc xử lý của các cơ quan chức năng cũng rất lúng túng vì chưa có quy định mỗi khi có vụ việc lùm xùm phát sinh.

Vì vậy, đã đến lúc cần phải có các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động từ thiện, tạo hành lang pháp lý để thực hiện. Các quy định này vừa phải khuyến khích được hoạt động từ thiện, nhưng cũng rất chặt chẽ để không tổ chức, cá nhân nào có thể lợi dụng để trục lợi.

Phạm Thị Quyên (Chủ nhóm từ thiện Red Việt Nam)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng cứu hộ thành công tàu cá cùng 13 ngư dân bị nạn trên vùng biển Cô Tô

Bộ đội Biên phòng cứu hộ thành công tàu cá cùng 13 ngư dân bị nạn trên vùng biển Cô Tô

Tin trong nước - 24/12/2024

Bộ đội Biên phòng cứu hộ thành công tàu cá cùng 13 ngư dân bị nạn trên vùng biển Cô Tô

Nam sinh lớp 10 bị bạn học hành hung giữa sân trường

Nam sinh lớp 10 bị bạn học hành hung giữa sân trường

Tin trong nước - 19/12/2024

Nam sinh lớp 10 bị bạn học hành hung giữa sân trường

Lội nước lụt, 2 học sinh ở Quảng Nam đuối nước thương tâm

Lội nước lụt, 2 học sinh ở Quảng Nam đuối nước thương tâm

Tin trong nước - 16/12/2024

Lội nước lụt, 2 học sinh ở Quảng Nam đuối nước thương tâm

Cô gái xương thủy tinh sắp thành tân kỹ sư nhờ đôi chân của mẹ

Cô gái xương thủy tinh sắp thành tân kỹ sư nhờ đôi chân của mẹ

Tin trong nước - 09/12/2024

Cô gái xương thủy tinh sắp thành tân kỹ sư nhờ đôi chân của mẹ

Hỗ trợ đột xuất gia đình 5 học sinh đuối nước tử vong tại Phú Thọ

Hỗ trợ đột xuất gia đình 5 học sinh đuối nước tử vong tại Phú Thọ

Tin trong nước - 21/11/2024

Hỗ trợ đột xuất gia đình 5 học sinh đuối nước tử vong tại Phú Thọ

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới