Cục máu đông từ chân chạy vào phổi gây đột quỵ

Theo VnExpress 08:36 24/07/2020 - Y tế 24h
Bệnh nhân 63 tuổi sưng đau chân phải do cục máu đông, khó thở, được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu.

Bệnh nhân mắc u thần kinh nội tiết, đang điều trị hóa chất ở bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Ngày 13/7, ông bị sưng, đau chân phải, vận động hạn chế. Bác sĩ phát hiện ông có cục máu đông ở chân phải, chỉ định sử dụng thuốc chống đông, chuyển tiếp đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Ngày 15/7, ông ngã, khó thở, tím tái, khó đo huyết áp, ý thức lơ mơ, độ bão hòa oxy trong máu thấp. Nhóm bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, đặt ống nội khí quản, dùng thuốc nâng huyết áp, bệnh nhân đáp ứng kém, phải ép tim.

Lúc này, cục máu đông đã di chuyển từ chân tới phổi bệnh nhân, gây tắc động mạch phổi cấp. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết. Nhờ đó, bệnh nhân hạ huyết áp, mạch dần ổn định, rút ống nội khí quản chỉ sau một ngày.

Ngày 23/7, bệnh nhân xuất viện, tiếp tục điều trị bằng thuốc chống đông máu tại nhà.

Mô phỏng diễn biến tắc động mạch phổi. Ảnh: Mayo Clinic.
Mô phỏng diễn biến tắc động mạch phổi. Ảnh: Mayo Clinic.

Theo bác sĩ Đỗ Giang Phúc và bác sĩ Hoàng Bùi Hải, khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, bệnh lý tắc động mạch phổi rất nguy hiểm. Cục máu đông làm tắc dòng máu đi ra từ tim, khiến hoạt động bơm máu bị ảnh hưởng. Nếu nhẹ, bệnh nhân xuất hiện đau ngực, khó thở, ho máu. Khi nặng, người bệnh bị suy tim, thiếu oxy máu do quá trình trao đổi khí bị ảnh hưởng, có thể gây ngừng tuần hoàn, di chuyển tới phòng mổ rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao.

Thuốc tiêu sợi huyết được ưu tiên sử dụng để tái thông mạch máu, có thể dùng ngay tại chỗ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra chảy máu nguy hiểm như chảy máu não, chảy máu đường tiêu hóa... Cho nên chỉ có các bác sĩ được đào tạo, nắm vững quy trình, tuân thủ các chống chỉ định của thuốc mới sử dụng.

Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp như đau ngực, khó thở, ho máu, nhịp tim nhanh, sưng đau chân một bên, đặc biệt những người tuổi cao, bị ung thư, béo phì, sau mổ, cần khám cấp cứu ngay.

Khi phát hiện có bệnh lý đông máu (huyết khối), ví dụ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, tắc động mạch phổi, người bệnh cần hạn chế vận động trong những ngày đầu, kể cả việc đi vệ sinh, tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của thầy thuốc. Quá trình điều trị có thể kéo dài 3-6 tháng, có thể suốt đời. Bệnh nhân không nên tự ý bỏ, dừng điều trị đột ngột, khiến cho cục máu đông không tiêu đi hết, gây suy tim mạn tính và suy tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch mạn tính.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới