Đột quỵ do tăng huyết áp sáng sớm

Theo VnExpress 02:50 10/07/2020 - Y tế 24h
Người bị tăng huyết áp buổi sáng có nguy cơ cao đột quỵ, đau tim hoặc suy tim với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực và tê hoặc ngứa ran.

"Buổi sáng khi ngủ dậy, đặc biệt là những người già, không nên bật dậy đột ngột, mà cần vận động nhẹ nhàng trên giường, sau đó từ từ ngồi dậy", giáo sư Nguyễn Văn Thông khuyến cáo, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, cho biết tại hội thảo về điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, ngày 9/7.

Một số nguyên nhân làm tăng huyết áp vào buổi sáng là nhịp sinh học bình thường của cơ thể vào buổi sáng giải phóng nhiều hormone; do sử dụng thuốc chứa steroid hoặc uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích.

Người Việt dễ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ, vì không kiểm soát được huyết áp. Khoảng một nửa bệnh nhân đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, theo giáo sư Thông.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Huyết áp dao động theo giờ để đáp ứng với các tác động môi trường, ví dụ như căng thẳng hoặc hoạt động, huyết áp giảm trong khi ngủ và tăng dần khi thức. Tăng huyết áp gây tổn thương, xơ vữa động mạch, gây hẹp lòng động mạch. Khi thiếu máu cung cấp cho não sẽ dẫn đến đột quỵ.

Khi đột quỵ xảy ra, điều trị gặp nhiều khó khăn do những tổn thương thần kinh ở các mức độ khác nhau, để lại hậu quả nặng nề như khuyết tật kéo dài, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức, giảm tuổi thọ, mất khả năng lao động thậm chí tử vong... Chưa kể chi phí nằm viện, điều trị tốn kém.

"Biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90 mmHg", ông Thông nói.

Bệnh nhân cần kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa đột quỵ. Ảnh:Science
Bệnh nhân cần kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa đột quỵ. Ảnh:Science

Theo giáo sư Thông, tăng huyết áp là bệnh mạn tính, muốn ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị huyết áp lâu dài kết hợp điều chỉnh lối sống theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp bị kháng thuốc hay gặp tác dụng phụ sẽ phải thay thuốc điều trị, tuyệt đối không được tự ý dừng hay thay đổi liều thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng cho biết, người bệnh có thể dùng bài thuốc "giáng áp hợp tễ" trong đông y để giúp duy trì huyết áp ổn định và hạn chế tác dụng phụ của thuốc huyết áp. Các dược liệu như địa long, hòe hoa giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ.

Bác sĩ Vân Anh nhấn mạnh, ngoài điều trị thuốc, mọi người cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả chín, hạn chế ăn mặn, đồ ăn sẵn, mỡ động vật, bỏ rượu bia, thuốc lá... Đặc biệt tập luyện đều đặn hàng ngày ít nhất 30 phút một ngày.

Người đang có bệnh tăng huyết áp cần đo và ghi vào sổ hằng ngày vào buổi sáng và chiều hay khi thấy có cơn bốc hỏa trên đầu, duy trì huyết áp dưới 140/90 mmHg. Khám bệnh định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Y tế 24h - 01/10/2024

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Y tế 24h - 30/09/2024

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Y tế 24h - 27/09/2024

U tuyến vú cần phẫu thuật khi nào?

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Y tế 24h - 04/09/2024

Nghẹt thở chuyện lấy tạng cứu bệnh nhân chờ chết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới