Bác sĩ Mỹ chia sẻ cách bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ

Trẻ biếng ăn, chậm tăng trưởng, hay phải dùng thuốc chế độ ăn không cân đối, cha mẹ cần bổ sung vitamin tổng hợp, tránh nguy cơ thiếu vi chất.

Theo Bác sĩ Nhi khoa Teresa K Duryea - Đại học Y Dược Baylo, trẻ khoẻ mạnh có chế độ ăn đa dạng, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng thì không cần bổ sung các vitamin. Tuy vậy, nếu cha mẹ mong muốn bổ sung thêm vitamin cho bé để phòng thiếu hụt vi chất  trong liều khuyến cáo là có lợi.

8 Nhóm trẻ có nguy cơ về dinh dưỡng rất nên cân nhắc sử dụng thêm vitamin bổ sung.  

- Trẻ bị bỏ rơi hoặc sống trong môi trường thiếu thốn (neglected children) 

- Trẻ biếng ăn hoặc chế độ ăn không cân đối (anorexia and inadequate appetite). Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, bữa ăn kéo dài, không chịu ăn một số loại thức ăn như ăn thịt không ăn rau, hoặc ngược lại. Một số trẻ từ chối ăn các loại thức ăn, khóc khi đến bữa. 

-  Bị ngộ độc chì (lead poisoning) 

- Chậm tăng trưởng (failure to thrive): Trẻ chậm tăng cân, tăng chiều cao so với trung bình, hoặc một số trường hợp nặng hơn bị còi xương, suy dinh dưỡng...

- Những trẻ không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, hoặc không được cung cấp đủ vitamin D. 

- Những trẻ chỉ ăn hoặc uống sữa bò, hoặc các sản phẩm từ sữa bò không giàu vitamin D. 

-  Trẻ có bệnh mạn tính mà ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất. Ví dụ trẻ bị bệnh gan làm không hấp thu được mỡ nên được bổ sung các vitamin A,D,E,K hoặc những trẻ bị thiếu máu huyết tán thì nên được bổ sung acid folic. 

- Những bé cố gắng giảm cân hoặc có chế độ ăn kiêng (chẳng hạn những trẻ ăn chay thì nên được cung cấp vitamin B12, sắt, vitamin D )

Ở Việt Nam, ngoài 8 nhóm này, trẻ thường xuyên ốm, hoặc dùng các thuốc corticoid cũng cản trợ quá trình hấp thụ vi chất nên cũng thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng.  

Bác sĩ khám và tư vấn cách chăm sóc trẻ.
Bác sĩ khám và tư vấn cách chăm sóc trẻ.

5 lưu ý khi lựa chọn vitamin tổng hợp cho trẻ

- Trường hợp trẻ đang sử dụng một loại thực phẩm bổ sung, thuốc khác, cha mẹ nên tham khảo chuyên gia để tránh tương tác thuốc, hoặc thừa liều.

- Ưu tiên chọn vitamin dạng nhỏ giọt vì dạng này thường ít đường hơn siro hay dạng kẹo.

- Ưu tiên chọn vitamin không chứa sắt. Thường vitamin được dùng khi trẻ hay ốm có thể nguyên nhân do nhiễm khuẩn mà vi khuẩn lại sử dụng sắt như nguồn năng lượng. Vì thế bổ sung vitamin chứa sắt lúc này có thể khiến bệnh lâu khỏi hơn.

- Lựa chọn vitamin tổng hợp không chất bảo quản, chất tạo màu.

- Cha mẹ nên giúp trẻ tạo lập, duy trì chế độ ăn lành mạnh để bé nhận những loại vitamin, khoáng chất không có trong nguồn bổ sung. 

Lê Nguyễn

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/bac-si-my-chia-se-cach-bo-sung-vitamin-tong-hop-cho-tre-4021063.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới