Bé gái chào đời với dây rốn thắt 2 nút
Sản phụ quê Đồng Nai mang thai lần ba. Hai lần trước chị đều sinh bé không đủ tháng. Ngày 14/12, khi thai máy ít và đau bụng, chị đến khám tại bệnh viện địa phương và được chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ.
Khi đặt máy ghi nhận tim thai và cơn gò tử cung, các bác sĩ nhận thấy tính mạng bé đang nguy hiểm nên quyết định mổ cấp cứu. Chào đời sớm hơn dự sinh 5 tuần, bé gái khóc to khiến kíp mổ sinh thở phào vì với 2 nút thắt như vậy, dây rốn có thể bị cản trở việc cung cấp máu cho thai nhi.
Dây rốn thắt nút chiếm tỷ lệ 0,3 đến 2% các trường hợp sinh. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thắt nút của dây rốn là dây rốn quá dài, thai nhi kích thước nhỏ, bé giới tính nam, sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ, đa ối.

Dây rốn thắt nút thường được hình thành trong khoảng từ 9 đến 12 tuần tuổi thai. Có vài trường hợp ghi nhận nút thắt xảy ra khi người phụ nữ vào chuyển dạ. Các mối thắt này nếu siết chặt, do xoay chuyển của thai hay trong quá trình chuyển sẽ làm cản trở máu đến em bé, gây nguy hiểm.
Dây rốn thắt nút khó có thể phát hiện được trên siêu âm. Trường hợp sản phụ có cơn đau bụng, nhịp tim thai bất thường nên được mổ khẩn cấp, kịp thời cứu trẻ.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?