Bé gái nuốt mảnh thủy tinh vỡ từ ống thuốc
Bé gái ngụ Bình Phước cầm ống thuốc thủy tinh chơi và làm vỡ, nuốt luôn mảnh vỡ vào họng. Người nhà cố móc họng bé không thành, chảy máu, đưa bé vào bệnh viện cấp cứu chiều 2/3.
Các bác sĩ chụp X-quang, xác định dị vật nằm sát và nghẹt ngay gần ngã ba hầu họng. Nếu không kịp thời lấy ra, mảnh vỡ sẽ càng chui xuống sâu thì không thể lấy ra bằng thủ thuật nội soi mà phải mổ hở. Đầu nhọn của mảnh vỡ có thể đâm thủng mạch máu gây xuất huyết nội, thủng đường tiêu hóa và nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Các bác sĩ đã nội soi lấy dị vật thành công. Hiện bé ổn định sức khỏe, đang tập ăn bằng đường miệng.
Bác sĩ khuyến cáo để giảm tối đa nguy cơ trẻ dưới 3 tuổi bị nuốt, hóc, nghẹn dị vật nghẹt khí quản phế quản, phụ huynh nên kiểm tra thật kỹ mọi thứ trước khi đưa cho bé. Không được rời mắt khỏi bé, đôi khi chỉ một phút lơ là cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro. Thay vì ngồi canh chừng con 24/24, có thể lắp màn hình theo dõi với hình ảnh và âm thanh tốt để tiện theo dõi bé.
Đảm bảo mọi thứ đều trong giới hạn an toàn, trẻ thường rất nghịch ngợm và sẽ đưa bất cứ thứ gì nhặt được vào mồm, kể cả vật sắc nhọn. Lưu ý để đồ đạc, hóa chất nguy hiểm ra khỏi tầm với của trẻ.
Lưu sẵn các số điện thoại khẩn cấp phòng trường hợp cần đến, trang bị các kỹ năng sơ cứu cơ bản. Không tự ý móc họng lấy các dị vật sắc nhọn, dễ vỡ trong tình huống hoảng loạn..
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?