Bé trai phải khâu 70 mũi vì bị chó cắn Thứ Năm

30/08/2019 - Mẹ và bé
NDĐT – 30 vết thương trên cơ thể, trong đó có một vệt thương gối phải dài 5cm lộ gân cơ cẳng chân là thương tích mà cậu bé 7 tuổi ở Phú Thọ vừa phải gánh chịu vì bị chó nhà hàng xóm thả rông cắn
Vết thương nghiêm trọng do chó tấn công.
Vết thương nghiêm trọng do chó tấn công.

Ngày 23-8 vừa qua Trung Tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Hải Đ (7 tuổi, trú tại Xuân Lũng, Lâm Thao) trong trạng thái tâm lý hoảng sợ, nhiều vết cắn ở vùng bắp đùi cả hai chân .

Gia đình cháu Đ cho biết, cháu sang hàng xóm chơi đã bị chó nuôi thả rông lao ra tấn công gây ra hậu quả là rất nhiều vết rách tại hai bên chân. Nghe tiếng la hét của cháu, hàng xóm và gia đình lập tức đưa bé đến trạm y tế gần đó để sơ cứu sau đó được chuyển thẳng tới Trung tâm Sản Nhi.

ThS, BS Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi Tổng Hợp là người trực tiếp xử lý cắt lọc và khâu vết thương cho biết, bé Đ bị vết thương bắp chân trái 10x10 cm, lộ gân cơ cẳng chân trái, tổng số gần 30 vết thương trong đó nghiêm trọng nhất là vết thương gối phải dài 5cm và nhiều vết thường nhỏ dài khoảng 2-3cm. Bệnh nhi nhanh chóng được xử trí, rửa vết thương thay băng để vết thương hở, tư vấn tiêm phòng uốn ván, tiêm phòng chó dại, dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng. Sau khi đánh giá tình trạng vết thương, các bác sĩ đã khâu gần 70 mũi.

Được biết, con chó cắn cháu bé là giống chó lai rất tợn, nặng gần 30kg, được gia đình nuôi để trông nhà. Tại thời điểm xảy ra sự việc, chó đang được thả rông (không xích, không rọ mõm) nên xảy ra sự việc đáng tiếc.

Bệnh nhi phải khâu 70 mũi.
Bệnh nhi phải khâu 70 mũi.

Theo thống kê tại Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, từ đầu hè tới nay, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 10 bệnh nhi bị chó thả rông cắn. Một số trường hợp chỉ bị xước nhẹ, nhưng cũng có trường hợp phải khâu như trường hợp của bé Đ. Hầu hết các trường hợp bị chó cắn thường là do chủ quan cả từ phía gia đình nuôi chó và từ phía trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với chó nuôi, chó lạ. Nhà có trẻ con, thì không nên nuôi giống chó to và dữ. Khi nuôi chó, người dân phải tiêm phòng đầy đủ, chó phải được thuần dưỡng, chó phải được xích, chó ra đường phải rọ mõm... Nếu trường hợp xấu xảy ra, thì phải xử trí nhanh làm sạch vết thương, rồi đưa đến trung tâm y tế gần nhất.

                                                                                                                                      LÂM TRẦN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới