Ở nước ta, bệnh tay chân miệng có 2 mùa dịch. Đợt 1 vào tháng 4, 5, 6 và đợt 2 vào tháng 9, 10, kéo dài tới đỉnh dịch là tháng 11, tháng 12. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày cả với cả người lớn và trẻ em; vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng ngày; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng khó phát hiện, dễ bị nhầm với một số bệnh khác
Nếu trong tháng 6, 7, 8/2019, mỗi tháng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa chỉ có khoảng 100 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng, trong tháng 9, con số này đã tăng lên gấp 4 lần. Đặc biệt, chỉ trong 11 ngày đầu của tháng 10, đã có đến hơn 200 bệnh nhân. Phần lớn trường hợp mắc bệnh khi đến viện đã ở độ 2A với biểu hiện sốt cao trên 39oC, nôn ói, nguy cơ cao chuyển sang các giai đoạn nặng hơn, buộc phải lưu viện để theo dõi và điều trị. Đáng lưu ý, có không ít phụ huynh vẫn khá thờ ơ với bệnh tay chân miệng và cũng không biết cách phòng tránh.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?