Bệnh viện tuyến tỉnh điều trị thành công bệnh Kawasaki

Kawasaki là bệnh lý phức tạp và trước đây bệnh lý này chỉ được điều trị tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Việc Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị thành công ca bệnh Kawasaki đầu tiên đã mở ra hy vọng lớn trong điều trị các bệnh lý tim mạch ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung.
Bệnh nhi được điều trị khỏi căn bệnh nguy hiểm Kawasaki.
Bệnh nhi được điều trị khỏi căn bệnh nguy hiểm Kawasaki.
Các bác sĩ Trung tâm Sản Nhi vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi 11 tháng tuổi (trú tại Lương Sơn, Hòa Bình) mắc bệnh Kawasaki. Bệnh nhi được đưa đến khoa Cấp cứu, Trung Tâm Sản Nhi ngày 10-3 trong tình trạng sốt cao, viêm kết mạc không có nhử nhèm; môi đỏ, nứt và chảy máu; lưỡi có màu dâu tây; vùng mặt, cổ xuất hiện ban da; hạch góc hàm hai bên kích thước ~ 1,5cm kèm theo bong da ở đầu chi, hậu môn và vùng sinh dục.

Qua khai thác bệnh sử được biết, khi ở nhà, bệnh nhi bị sốt liên tục trong sáu ngày và đã được cho dùng thuốc hạ sốt dạng uống và dạng đặt, tuy nhiên tình trạng sốt cao không giảm. Bệnh nhi liên tục quấy khóc kèm theo ban đỏ phần da ở mặt và cổ nên được gia đình đưa đến khám tại Trung tâm Sản Nhi.

Tại Trung tâm Sản Nhi, sau khi thực hiện các xét nghiệm, chiếu chụp, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki và được áp dụng ngay phác đồ điều trị tích cực bằng Aspirin liều cao, truyền IVIG liều 2g/kg trong 10 giờ. Sau ba ngày điều trị, tình trạng sốt của trẻ giảm, tình trạng toàn thân ổn định, các chỉ số trong giới hạn bình thường và có kế hoạch được xuất viện. Sau điều trị, bệnh nhi tiếp tục được quản lý và theo dõi tại khoa Cấp cứu.

Theo ThS, BS Nguyễn Đức Long – Trưởng khoa Cấp cứu, Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm theo viêm lan tỏa hệ mạch máu nhỏ và vừa chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới năm tuổi, đặc biệt là trẻ dưới hai tuổi. Đây được coi là bệnh hiếm với tỷ lệ mắc từ 50 - 100/100.000 trẻ.

"Trong những ngày đầu, bệnh rất khó chẩn đoán do thường có các biểu hiện lâm sàng giống nhiều bệnh khác nên dễ bị bỏ sót, không được chẩn đoán và điều trị. Bệnh gây tổn thương nhiều nơi đặc biệt là động mạch vành và cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thực tổn tại tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn tới tử vong", BS Long cho hay.

TRẦN NGUYÊN

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới