Béo phì kìm hãm não bộ trẻ phát triển
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - Giám đốc y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, béo phì làm suy yếu khả năng chú ý, trí nhớ của trẻ. Thực tế, nhiều bằng chứng cho thấy thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến những thay đổi về não, làm cản trở khả năng kiểm soát xung động của bé.
Nghiên cứu của tiến sĩ Antonio Convit - thuộc Đại học New York (Mỹ) cho thấy, béo phì và hội chứng chuyển hóa, vòng eo to, đái tháo đường, kháng insulin, tăng huyết áp, cholesterol HDL tốt thấp... có liên quan đến sự khác biệt về hình dạng, cấu trúc của não. Bao gồm các dấu hiệu như: vỏ não trước, sau mỏng hơn, khối lượng chất trắng trong não nhỏ hơn, giảm thể tích vùng hồi hải mã.
Chất trắng trong não làm nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu thần kinh, giúp vùng não bộ phối hợp nhịp nhàng, suy nghĩ, tập trung, xử lý vấn đề nhanh hơn. Khi khối lượng chất trắng trong não bị thu nhỏ, hoạt động não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Bé có thể khó tiếp thu kiến thức mới, dễ bị phân tâm, hạn chế trong việc đưa ra quyết định.
Ngoài ra, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của bé. Trẻ béo phì đối diện với nguy cơ tự ti, trầm cảm, ít chủ động tương tác, thường sẽ có nhiều hành vi né tránh các hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn bè.
Các chuyên gia giải thích nguyên nhân do một lượng lớn đường chế biến, chất béo bão hòa trong chế độ ăn có thể làm suy yếu hàng rào máu não. Chúng là suy giảm chức năng não, đặc biệt là ở vùng hồi hải mã vốn có vai trò quan trọng đối với trí nhớ, chức năng điều hành. Khi các vùng điều hành trong não bị ảnh hưởng, trẻ béo phì dễ bị suy giảm khả năng kiềm chế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thường xuyên thèm ăn, khó cưỡng lại các món có hàm lượng calo cao, mặc dù không đói.
Cách giúp trẻ béo phì giảm cân
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai cho biết, có nhiều phương pháp hỗ trợ trẻ kiểm soát cân nặng. Trong đó ba mẹ có thể tham khảo các cách như: giải thích rõ ràng cho trẻ về tác hại của béo phì; cho trẻ ăn thực phẩm lành mạnh, xây dựng thực đơn dinh dưỡng dựa trên nguyên tắc cân bằng về chất, lượng; hạn chế đồ ngọt, chất béo, thực phẩm ăn liền, tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất, đạm, sữa không đường, ít béo; tăng cường các hoạt động thể chất cho trẻ như bơi lội, đá bóng, chạy bộ, tập aerobic...
Một trong những lưu ý quan trọng là phụ huynh không nên dự trữ các thức ăn giàu năng lượng trong nhà, nếu có thì không để trẻ thấy vì trẻ béo phì thường có sở thích, khó cưỡng lại được các loại thức ăn này.
Quá trình giảm cân cho trẻ béo phì khó khăn nhưng hoàn toàn có thể thực hiện. Phụ huynh và trẻ cần kiên trì. Theo phó giáo sư Mai, mỗi trẻ béo phì có tình trạng dinh dưỡng, sở thích, thói quen khác nhau. Đôi khi trẻ béo phì nhưng lại bị suy dinh dưỡng, thiếu nhiều vi chất thể ẩn. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để thực hiện các chỉ định chuyên sâu. Từ đó, cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cá thể hóa, giúp trẻ giảm cân hiệu quả. Ngoài dinh dưỡng, phụ huynh cũng cần hỗ trợ về mặt tâm lý để trẻ có thể vượt qua trở ngại, đạt hiệu quả tốt hơn.
Tại Việt Nam, kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng mới nhất cho thấy, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng 2,2 lần trong 10 năm qua. Bệnh béo phì "mở đường" cho nhiều nguy cơ sức khỏe khác như suy giảm hệ miễn dịch, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh khớp, tăng huyết áp, ung thư.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?