Cứ nghĩ ngất xỉu do thiếu máu, người mẹ bàng hoàng nhận hung tin bị ung thư
Briony Maltman (27 tuổi) ở Oxfordshire, Anh bắt đầu có những cơn choáng váng từ năm 21 tuổi và cô được bác sĩ chẩn đoán bị thiếu máu do chế độ ăn chay.
Thiếu máu là khi cơ thể không tạo đủ hồng cầu, trong đó một nguyên nhân là do thiếu sắt.
Những người ăn chay đôi khi không có đủ chất sắt bởi họ không ăn thịt đỏ (một nguồn dinh dưỡng giàu chất sắt).
Năm 2017, sau khi sinh đứa con thứ 2, cô bị đau bụng và chảy máu khi đi vệ sinh. Các xét nghiệm vào tháng 10/2018 cho thấy cô là 1 trong 3 người ở Anh bị ung thư tuyến tụy hiếm gặp. Thiếu máu là một trong những dấu hiệu của loại ung thư này.
Maltman và bạn đời của mình, Jason Ray (32 tuổi), đã phải đưa ra quyết định đau lòng là chấm dứt thai kỳ lúc này để tiến hành điều trị. Sau ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng để loại bỏ một phần ruột non, dạ dày và túi mật vào tháng 12 năm 2018, cô hiện không còn ung thư nhưng vẫn trung thành với chế độ ăn chay.
Ung thư tuyến tụy ẩn trong nhiều năm cho đến khi có triệu chứng bộc lộ rõ ở giai đoạn muộn. Không rõ khi nào khối u của Maltman bắt đầu phát triển.
Maltman nói: "Sau khi chẩn đoán, nỗi sợ hãi chính của tôi là bỏ lại những đứa trẻ khi chúng vẫn còn quá nhỏ. Nhưng rồi cuối cùng tôi đã vượt qua, khi nhìn lại tôi không hiểu làm thế nào tôi đã vượt qua căn bệnh này".
Chẩn đoán chính thức về tình trạng bệnh của Maltman là một khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) có kích thước 4cm.
GIST là bệnh ung thư hiếm gặp. Khoảng 900 người ở Anh được chẩn đoán mắc GIST mỗi năm. Các nhà khoa học hiện từ tá tràng - một phần của ruột non, sau đó lây lan sang tuyến tụy.
Cô là một trong 3 người ở Anh mắc phải căn bệnh đặc biệt này và chiếm 0,13% tổng số trường hợp ung thư tuyến tụy ở lứa tuổi 25-29, theo Tổ chức Phòng chống ung thư tuyến tụy ở Anh.
Bác sĩ cho biết có một ổ áp xe nằm trên khối u của Maltman. Điều này giải thích cho việc mất máu của cô và lý do cần phải truyền máu.
Số lượng huyết sắc tố thấp, mặc dù thường là dấu hiệu thiếu máu, có thể là do chảy máu trong đường tiêu hóa bởi ung thư hoặc loét.
Một cuộc kiểm tra tiếp theo vào tháng 1/2019 cho thấy ca phẫu thuật đã thành công, cứ 3 tháng sẽ quét kiểm tra đẻ xác nhận Maltman không còn bị ung thư.
Với sự hỗ trợ của Tổ chức Phòng chống ung thư tuyến tụy, cô đang tuyên truyền đến mọi người nhận thức sớm về loại ung thư này, nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi.
Cô nói: "Tôi muốn nói với mọi người ngoài kia rằng bạn biết cơ thể của chính mình, vì vậy nếu bạn nghĩ có gì đó không ổn, hãy đến gặp bác sĩ. Ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện vì các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn nhưng điều quan trọng là phải nhận thấy sự thay đổi bất kỳ trong cơ thể. Tôi vẫn đang tiếp nhận mọi điều xảy ra trong năm qua và tôi cảm thấy thật may mắn khi được sống".
Phan Hằng (Theo Dailymail)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?