Đà Nẵng kết luận sản phụ tử vong do 'ngộ độc thuốc gây tê'

Hội đồng chuyên môn y tế Đà Nẵng cho biết ba sản phụ bị tai biến, trong đó hai người tử vong, là do ngộ độc thuốc gây tê và sai sót từ bệnh viện.

Kết luận sự cố y khoa tại Bệnh viện Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng được Sở Y tế công bố ngày 17/12. Hội đồng chuyên môn đánh giá đây là sự cố y khoa nghiêm trọng, liên quan đến thuốc gây tê Bupivacaine. Tuy nhiên kết quả kiểm nghiệm ngày 9/12 của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho thấy thuốc Bupivacaine đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở.

Nguyên nhân chính khiến hai sản phụ tử vong, hội đồng chuyên môn "nghĩ nhiều đến sốc phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê Bupivacaine". Sản phụ còn lại được cứu sống "chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê Bupivacaine".

Hội đồng chuyên môn cho rằng trong cả 3 ca, bệnh viện có lỗi khi không kịp thời xử trí và cảnh báo về phản ứng có hại của thuốc sau khi xảy ra sự cố.  

Khi sản phụ thứ nhất tử vong vào tháng 10, Bệnh viện Phụ nữ đã không báo cáo ngay phản ứng có hại của thuốc tê (ADR) trên hệ thống. Hồ sơ bệnh án không thể hiện rõ diễn biến lâm sàng cũng như y lệnh cụ thể trong quá trình cứu người bệnh.

Lô thuốc gây tê được niêm phong. Ảnh: Nguyễn Đông.
Lô thuốc gây tê được niêm phong. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ngày 17/11, khi sản phụ thứ hai có dấu hiệu tai biến tương tự, bệnh viện chưa tiên lượng tốt diễn tiến theo chiều hướng nặng hơn, dẫn đến việc cấp cứu và theo dõi hậu phẫu chậm trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Ca này bệnh viện cũng không báo cáo kịp thời phản ứng có hại của thuốc trên hệ thống.

Với sản phụ thứ ba, Bệnh viện Phụ nữ được hội đồng chuyên môn đánh giá là đã xử trí đúng và chuyển viện kịp thời. Bệnh viện Đà Nẵng cũng tiếp nhận cấp cứu ngay theo hướng xử trí ngộ độc thuốc tê. Sản phụ này được cứu sống. 

Ba bé sơ sinh trong các ca tai biến này có sức khỏe bình thường. 

Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, bác sĩ Nguyễn Út, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, đề nghị Bệnh viện Phụ nữ rút kinh nghiệm, trong đó phải chú trọng khâu tiên lượng bệnh, báo cáo ngay các sự cố y khoa nghiêm trọng theo quy định của Bộ Y tế. 

Bệnh viện Phụ nữ là bệnh viện chuyên khoa ngoài công lập, 50 giường bệnh, trực thuộc Hội bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng. 10 năm qua bệnh viện đã thực hiện hơn 11.000 ca mổ lấy thai và chưa gặp tai biến về gây tê, gây mê. Các kỹ thuật thực hiện trên ba sản phụ bị tai biến đều được cơ quan chức năng phê duyệt Danh mục chuyên môn kỹ thuật. Các bác sĩ điều trị ba sản phụ đều có chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp. Một bác sĩ gây mê chính là cơ hữu và một bác sĩ hợp đồng làm việc với Bệnh viện Phụ nữ.

Thuốc gây tê Bupivaicane ở Bệnh viện Phụ nữ xuất xứ từ Ba Lan, do Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương (CPC1) cung cấp, thay cho thuốc gây tê Marcain (Pháp). Ba ống thuốc tiêm cho sản phụ nằm trong số 380 ống thuốc được nhập khẩu, trong đó 120 ống chưa sử dụng, đã được niêm phong.

Nguyễn Đông

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/da-nang-ket-luan-san-phu-tu-vong-do-ngo-doc-thuoc-gay-te-4028498.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới