Giám đốc viện Phụ sản: Thai phụ nhiễm nCoV không cần bỏ con

Theo VnExpress.net 05:42 04/04/2020 - Mẹ và bé
nCoV không truyền từ mẹ sang con, thai phụ mắc Covid-19 không có chỉ định đình chỉ thai nghén, vẫn điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Phó giáo sư Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội, ngày 3/4 cho biết nhiều phụ nữ mang thai đang lo lắng, liên tục hỏi các bác sĩ sản khoa về việc thai nhi có an toàn nếu không may người mẹ nhiễm bệnh. Thậm chí, nhiều bà mẹ quá lo sợ, có ý định đình chỉ thai nghén.

Theo ông Cường, mẹ có thể truyền sang con các virus như rubella, CMV, vi khuẩn giang mai... ảnh hưởng đến thai nhi từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây lưu thai. Song, nCoV lây truyền qua đường hô hấp, không lây qua đường máu, không truyền từ mẹ sang con nên các thai phụ hoàn toàn yên tâm giữ thai.    

"Nếu thai phụ không may bị nhiễm Covid-19 cũng đừng hoảng sợ, hãy tuân thủ điều trị virus theo phác đồ của Bộ Y tế. Em bé để bác sĩ sản khoa lo", phó giáo sư Cường nói.   

Các phương pháp điều trị hiện có dành cho thai phụ bị nhiễm nCoV đều nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người mẹ. Những bệnh nhân này phải điều trị nCoV và giữ thai. Sau khi điều trị khỏi virus mới sàng lọc thai nhi giống những trường hợp thai nghén bình thường. Thai được 12 tuần tuổi trở lên sẽ được xét nghiệm, siêu âm, thăm dò để sàng lọc xem thai nhi có bất thường không.   

"Phụ nữ mang thai vẫn phải khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ biện pháp phòng chống dịch", ông Cường khuyên.

Các bác sĩ tặng mũ chắn giọt bắn tự làm cho thai phụ. Ảnh: L.N

Các bác sĩ tặng mũ chắn giọt bắn tự làm cho thai phụ. Ảnh: Lê Nga.

Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ đầu dịch đã tiến hành sàng lọc kỹ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào viện. Bệnh viện tổ chức lối đi riêng biệt dành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Người qua cổng phải xịt khuẩn đồ mang theo, đo thân nhiệt và khai tờ khai y tế.

Thai phụ có yếu tố dịch tễ như đến từ vùng có dịch, hay đến bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến 27/3, vẫn được tiếp nhận điều trị với lối đi riêng, khu khám riêng, khu đẻ/mổ đẻ riêng biệt. Khi sinh, trẻ sơ sinh được chuyển lên khu sơ sinh nhưng được tổ chức riêng biệt. Y bác sĩ tại khu vực khám riêng này cũng được trang bị phương tiện bảo hộ đặc biệt để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19.   

Những người có bệnh vẫn phải đi khám để không bị bệnh tật đe dọa sức khỏe. "Trong sản khoa, nếu bị biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, huyết áp cao, rỉ ối... đều rất nguy hiểm và không thể trì hoãn đi khám", ông Cường nói.

Bệnh viện vừa cấp cứu thành công trường hợp thai phụ hạ tiểu cầu từ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình chuyển lên. Khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện, số lượng tiểu cầu chỉ còn khoảng 10.000 (bình thường tiểu cầu từ 100 nghìn). Thai phụ mắc tiểu cầu vô căn trong thai nghén có nguy cơ chảy máu, nước ối gần cạn hết. Bệnh viện xử lý ngay, thai phụ được mổ bắt con an toàn. Nguy cơ chảy máu của thai phụ cũng được kiểm soát do được truyền tiểu cầu, chuẩn bị sẵn các phương án khi phẫu thuật.

Hiện, số lượng thai phụ đến bệnh viện khám giảm 2/3 do nhiều người lo ngại dịch bệnh. Bệnh nhân nặng cần có sự theo dõi định kỳ vẫn phải đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Những trường hợp bình thường có thể giãn lịch khám. Trường hợp nặng, đe dọa sản phụ như tiền sản giật, những bệnh lý cấp cứu, vẫn cần đến viện.

Lê Nga

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới