Hiểm họa làm đẹp bằng sản phẩm lột da

Theo Nhân dân 08:32 23/10/2019 - Mẹ và bé
Nhiều bệnh nhân đã phải tới bệnh viện cầu cứu vì sử dụng mỹ phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc được rao bán tràn lan trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội và tiệm làm đẹp.
Một bệnh nhân sau khi lột da mặt bằng vi tảo biển đã bị nổi mụn nước, mụn mủ và phải đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh. Ảnh BV cung cấp
Một bệnh nhân sau khi lột da mặt bằng vi tảo biển đã bị nổi mụn nước, mụn mủ
và phải đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh. Ảnh BV cung cấp

Với mong muốn da không còn bị mụn, chị Lê Thị Mỹ H. đã lên mạng tìm hiểu và quyết định đặt mua một loại lột da mặt làm bằng rượu thuốc. Tuy nhiên, sau 30 phút bôi lên, da mặt của chị đã bắt đầu đỏ và đau rát khó chịu. Ngày hôm sau, toàn bộ da mặt của chị H. bị bong tróc, đỏ mày.

Còn chị Nguyễn Ngọc T. ở Bến Tre phải đến khám tại khoa Thẩm mỹ da, bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh trong tình trạng mặt nổi nhiều mụn nước, mụn mủ, bong tróc da toàn bộ khuôn mặt. Chị T. cho biết: “Trước đó, tôi có đến một spa thẩm mỹ để lột da bằng vi tảo biển với lời quảng cáo “da trắng sáng nhanh chóng chỉ sau 1 lần lột”. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong phương pháp này, toàn bộ khuôn mặt của tôi bị bong tróc, da ngứa ngáy và đau rát”.

Theo các bác sĩ bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng vì sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được rao bán trên mạng và tại các cơ sở làm đẹp kém chất lượng. "Phần lớn, các trường hợp tai biến sau khi lột da là do sử dụng các chất lột có nồng độ cao, thành phần dễ gây dị ứng và kỹ thuật lột da không đúng quy chuẩn. Thay vì da được kích thích tái tạo nhẹ nhàng thì da lại bị bỏng rát, lột nhiều, nguy cơ gây nhiễm trùng và sẹo xấu về sau", bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh cho biết.

Cũng theo bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, “lột da” còn có thuật ngữ chuyên môn là “tái tạo da bằng hóa chất”. Đây là phương pháp được sử dụng để trẻ hóa làn da, mang lại hiệu quả điều trị cao về các tình trạng như nám da, tàn nhang, mụn trứng cá, sẹo mụn, nếp nhăn, rạn da… Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách da sẽ bị bỏng rát, lột nhiều, nguy cơ gây nhiễm trùng và sẹo xấu về sau.

Để việc tái tạo da bằng hóa chất đạt hiệu quả cao, bác sĩ Ánh Tú khuyến cáo, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế và cơ sở thẩm mỹ uy tín đã được cấp phép. Tìm hiểu thật kỹ các thông tin về phương pháp này từ các nguồn tin chính thống. Tuyệt đối không tự lột da, khi có triệu chứng bất thường về da sau khi lột thì cần đến gặp bác sĩ da liễu trong thời gian sớm nhất để được điều trị.

                                                                                                              Đan Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới