Khoa học chỉ ra mẹ tăng cân quá nhiều khi mang thai ảnh hưởng đến trí não sau này của trẻ
Cân nặng của người phụ nữ khi mang thai thường là mối quan tâm không nhỏ đối với bản thân bà bầu và các bác sĩ sản khoa.
Điều cần thiết chính là sự tăng cân dần dần và nằm trong giới hạn cho phép trong từng giai đoạn khi mang thai. Trong số các biến chứng mà béo phì có thể gây ra ở phụ nữ khi mang thai thì các hậu quả đáng chú ý nhất là huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.
Bạn có thể biết được cơ thể có thừa cân hoặc béo phì bằng cách sử dụng bảng đo chỉ số khối cơ thể (BMI).
Hậu quả của béo phì khi mang thai
Khi một người phụ nữ tăng cân quá nhiều khi mang thai thì người đó sẽ có khả năng bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn thai phụ tăng cân ít hoặc vừa phải.
Ví dụ, nếu bà bầu bị tiền sản giật thì có thể khiến thai kỳ gặp rủi ro. Mặc dù nhiều thai phụ bị tiền sản giật vẫn sinh con bình thường nhưng số khác vẫn có nguy cơ sinh non hoặc trong một số trường hợp nhất định là sảy thai.
Một nhóm các chuyên gia của Trường Y tế Công cộng Milman tại Đại học Columbia và Đại học Texas, Mỹ đã công bố một nghiên cứu trên trang web BMC Pediatrics. Trong đó họ phát hiện sự liên quan giữa việc bà bầu tăng cân quá nhiều và biến chứng có thể gặp phải ở con cái khi sinh ra.
Nhóm các nhà dịch tễ học, chuyên gia dinh dưỡng và các nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường đã nghiên cứu 368 bà mẹ và con của họ, cả khi mang thai và khi đứa trẻ lên 3 và 7 tuổi. 368 trường hợp được nghiên cứu đều là những người có điều kiện kinh tế và xã hội tương đương nhau.
Ngoài ra, các yếu tố khác như tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn và IQ của các bà mẹ đã được tính đến. Người ta cũng chú ý đến thời kỳ mang thai và các điều kiện môi trường mà em bé trước và sau sinh được tiếp xúc.
Chế độ ăn uống của mẹ trong khi mang thai và yếu tố các em bé có hoàn toàn bú sữa mẹ không đều không phải là các yếu tố được phân tích ở nghiên cứu này.
Khi trẻ lên 3 tuổi, các bài kiểm tra đã được thực hiện để đánh giá các kỹ năng vận động của chúng. Những thử nghiệm tương tự đã được thực hiện lại 4 năm sau đó, khi chúng lên 7 tuổi.
Kết quả nghiên cứu
Trong các nghiên cứu ở trẻ 3 tuổi, các nhà khoa học đã kiểm tra kỹ năng vận động của chúng và nhận thấy rằng các bà mẹ từng bị béo phì trong thai kỳ có liên quan đến các trường hợp trẻ kỹ năng vận động chậm hơn.
Khi những đứa trẻ được kiểm tra lại vào năm 7 tuổi, người ta phát hiện ra rằng các bé trai được sinh bởi những bà mẹ bị thừa cân hoặc béo phì khi mang thai có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ sinh ra có cân nặng bình thường. Sự khác biệt đó ở mức 5 điểm trở lên, và nó chỉ xảy ra ở nam giới.
Mặc dù nghiên cứu trên tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng béo phì của mẹ khi mang thai và các vấn đề chậm phát triển hoặc IQ thấp ở trẻ nhưng các nhà khoa học chưa thể lý giải lý do của việc này.
Mặt khác, nghiên cứu đã xem xét môi trường của mỗi đứa trẻ và phát hiện ra rằng hệ quả của tình trạng béo phì của mẹ khi mang thai đối với đứa trẻ sẽ được giảm đi nếu trẻ được lớn lên trong gia đình ấm cúng, vui vẻ với những tác động kích thích chơi và học nhiều hơn.
Bạn có biết mẹ bạn tăng bao nhiêu cân khi mang bầu không? Nếu bạn đã mang thai, lý do bạn tăng cân quá nhiều là gì? Hãy thử xem xét và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình cho phù hợp.
Mai Anh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?