Nhiều bà bầu xin đẻ sớm tránh "vỡ chum" vào ngày Tết

Theo Báo Giao thông 08:29 26/01/2022 - Mẹ và bé
Lo ngại "vỡ chum" vào những ngày đầu năm mới Nhâm Dần, nhiều bà bầu đặt lịch sinh mổ đón con sớm.

Theo lịch sinh dự kiến, chị Nguyễn Tuyết Mai (Hà Nội) sẽ sinh con vào đúng ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần. Chị Mai cho biết, cả gia đình mong muốn "mẹ tròn, con vuông" cùng cả gia đình đón Tết, hơn nữa cũng tránh để con gái mang tuổi Nhâm Dần nên chị đặt vấn đề với bác sĩ theo dõi xin đẻ sớm hơn ít ngày. "Trường hợp của mình đã được các bác sĩ lên lịch mổ sớm hơn vì thai nhi và mẹ đều mạnh khỏe và con cũng qua tuần thai 38 ít ngày rồi", chị Mai cho biết.

 
Lo ngại "vỡ chum" vào ngày đầu năm mới Nhâm Dần, nhiều bà bầu đặt lịch sinh mổ đón con sớm

Trao đổi với Báo Giao thông, BS. Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Khám tự nguyện, BV Phụ sản Hà Nội cho biết: Cũng có thai phụ xin sinh con sớm hơn lịch dự sinh, nhưng thường sinh trước vài ngày. Chủ yếu là các thai phụ có lịch dự sinh rơi vào ngày 30 và mùng 1 Tết âm lịch. Gia đình sản phụ thường có tâm lý mong muốn được đón con sớm hơn để yên bề bên gia đình vui Tết, không phải bận rộn chăm sóc sản phụ tại bệnh viện vào những ngày cuối cùng hay ngày đầu năm mới.

"Hiện cũng ít gia đình lo lắng việc con sinh vào năm Dần thì số vất vả, bởi ai cũng hiểu năm nào, tháng nào cũng có ngày đẹp, giờ đẹp cả. So với năm âm lịch, thì nhiều sản phụ muốn sinh con năm vào tuần cuối tháng 12 dương lịch nhiều hơn vì họ ngại vắt sang năm khác", BS. Thủy cho biết thêm.

Còn theo BS. Cao Hữu Thịnh, Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, trong tuần qua cũng có nhiều sản phụ mang thai con gái tới tìm anh với mong muốn mổ sinh sớm trước Tết Nhâm Dần. Khi xem hồ sơ thì rất nhiều sản phụ không thể mổ được nên bác sĩ nhất quyết từ chối.

BS. Thịnh cho hay khi mổ sinh sớm thì các điều kiện chỉ định sinh mổ đúng quy định, đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Ví dụ sản phụ từng mổ sinh, sản phụ có bệnh lý đi kèm không thể sinh thường, sản phụ mang thai từ 39 tuần trở lên. Tuổi thai sớm nhất cũng phải qua 38 tuần mới mổ được. Nếu mổ quá sớm đứa trẻ sinh ra chưa đủ tháng, đủ ngày sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, những trường hợp can thiệp sinh mổ non tuần chỉ xảy ra khi thai kỳ có bất trắc, đe dọa tính mạng mẹ và con. Việc sinh con non tuần có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, gặp nhiều biến chứng, phải can thiệp y khoa.

Bên cạnh đó, sinh mổ cũng có tỷ lệ biến chứng như mọi phẫu thuật khác như nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ nhau bám vết mổ, nhau cài răng lược, nguy cơ sinh non… trong lần mang thai tiếp theo.

Chính vì vậy, tốt nhất thai phụ nên chọn sinh thường theo ngả tự nhiên. Trong trường hợp phải sinh mổ, phải tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ sản khoa.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới