Sai lầm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016, cứ bốn trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do phụ huynh cho bé ăn dặm không đúng cách.
Dưới đây là phần chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Cộng đồng Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, Chuyên gia Dinh dưỡng Cấp cao NutiFood) về những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm để các mẹ biết cách phòng tránh.
Tuổi ăn dặm sai
Đây là một sai lầm phổ biến vì nhiều phụ huynh cho rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé khỏe mạnh, mau lớn và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ trong sáu tháng đầu đời còn non yếu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
Từ sáu tháng tuổi, hãy bắt đầu cho bé tập ăn dặm với nguyên tắc từ ít đến nhiều, loãng đến đặc, từ một loại đến nhiều loại thực phẩm và cố gắng tập cho bé ăn cả xác bắt đầu mịn, sau thô dần để bé thích nghi.
Tâm lý ép con ăn và bữa ăn kéo dài
Hành trình ăn dặm đòi hỏi tâm lý bé phải thoải mái và vui vẻ. Nếu bắt con ăn nhiều, cố ép bé ăn hết sẽ chỉ làm cho bé sợ ăn, dẫn đến biếng ăn tâm lý về sau sẽ rất khó trị.
Cho bé ăn kéo dài một đến hai tiếng vừa làm vữa chén bột (hoặc cháo) gây khó ăn, vừa dẫn đến thời gian ăn bữa sau quá gần khiến bé chưa cảm thấy đói. Mỗi bữa tốt nhất chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút. Mẹ không ngừng sáng tạo để giúp mỗi bữa ăn của trẻ là sự trải nghiệm và khám phá thú vị.
Không kiên nhẫn khi tập con ăn dặm
Kiên nhẫn tập cho con ăn dặm là điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này của trẻ. Nếu không kiên trì tập, mẹ chỉ cho bé ăn cháo xay nhuyễn hoặc những món ăn quen thuộc, lâu dần bé sẽ bị thiếu chất, chán ăn, kén ăn, không biết nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn và suy dinh dưỡng.
Thức ăn không phù hợp
Thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bé phát triển khỏe mạnh. Mỗi chén bột (hoặc cháo) phải đảm bảo cân đối bốn nhóm thực phẩm là chất bột, chất đạm, chất béo và rau trái. Mẹ cần tránh các sai lầm sau đây:
- Cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng... vì nghĩ rằng như vậy mới đủ chất. Thực tế, lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dẫn đến chứng biếng ăn và chậm cao lớn.
- Cho con ăn quá ít rau như cà rốt, khoai tây, củ cải, su hào... thiếu những loại rau lá xanh thẫm nhiều dưỡng chất như rau muống, rau ngót, cải bó xôi...
- Chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước để nấu bột (hoặc cháo) cho con, bỏ cái. Mẹ không biết rằng các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng đều nằm chủ yếu trong xác thực phẩm.
- Không cho hoặc cho bé ăn rất ít chất béo từ dầu mỡ dẫn đến thiếu năng lượng. Bé bị thiếu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K, chưa kể, các bé dưới ba tuổi do có tốc độ phát triển não rất nhanh nên rất cần cung cấp đủ 40-50% năng lượng từ chất béo.
- Nấu nồi cháo rồi hâm đi hâm lại cho bé ăn cả ngày, làm giảm chất lượng và mùi vị thức ăn.
- Cho ăn quá nhiều, giảm lượng sữa ở bé dưới một tuổi mà không biết rằng ở lứa tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và ăn dặm chỉ là bữa phụ. Điều này sẽ làm cho bé dễ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa (tiêu phân sống, tiêu chảy), chán ăn, kém hấp thu, thiếu canxi và chậm tăng chiều cao.
Kim Uyên (ghi)
Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/sai-lam-can-tranh-khi-cho-tre-an-dam-4022529.html
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?