Thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về Covid-19

Theo VnExpress.net 10:59 11/03/2020 - Mẹ và bé
Nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc nCoV có lây từ mẹ sang con; cách phòng tránh; ứng xử thế nào trong trường hợp xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan nhiều quốc gia, bác sĩ chuyên khoa I Trần Trúc Bình nhận hàng trăm câu hỏi của mẹ bầu về cách phòng tránh, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bởi trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe và khả năng đề kháng của người mẹ giảm, trong khi chưa có vaccine phòng hoặc thuốc điều trị nCoV. Dưới đây là phần chia sẻ của bác sĩ Bình về các thắc mắc của mẹ bầu.

nCoV có lây từ mẹ sang con?

Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh virus corona có thể lây từ mẹ sang con. Các mẹ bầu không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Triệu chứng, biến chứng của nCoV có thể gây cho thai phụ?

Các triệu chứng của thai phụ khi nhiễm nCoV cũng tương tự như trên các bệnh nhân khác, bao gồm sốt, ho và khó thở. Các biểu hiện này có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Trường hợp xấu nhất, nCoV có thể khiến thai phụ bị sẩy thai, chết thai, thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh nCoV?

Trong giai đoạn thai kỳ, sức đề kháng, khả năng miễn dịch thường giảm sút do ăn uống kém, ốm ghén, cơ thể ít vận động. Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, tuy nhiên, hiện không có khuyến cáo dành riêng cho đối tượng này.

Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh để giữ cơ thể khỏe mạnh, như: nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch, dùng sản phẩm vệ sinh tay có chứa ít nhất 60% cồn. Cần súc miệng, rửa họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng phòng lây nhiễm bệnh. Hạn chế du lịch, đến nơi đông người; đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đi thăm khám thai kỳ tại bệnh viện, phòng khám. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, khó thở...

Ngoài ra, mẹ bầu không nên quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Thay vào đó, hãy duy trì sự lạc quan, giữ thói quen tập thể dục, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Mẹ bầu cần thực đơn hàng ngày đầy đủ đường bột, đạm, béo, vitamin chất khoáng để giúp bé phát triển tốt và mẹ cân bằng vóc dáng. Bên cạnh các bữa ăn trong ngày, sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho sản phụ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Nên làm gì khi xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm?

Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mẹ bầu cần đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Mẹ bầu cũng nên gọi cho cơ sở y tế trước khi đến thăm khám, cung cấp thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Bệnh viêm phổi do virus corona có thời gian ủ bệnh lâu, lên đến 14 ngày, dễ lây nhiễm, dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị. Người có sức đề kháng kém hoặc có bệnh mãn tính dễ mắc bệnh, nguy cơ tử vong cao. Tính đến ngày 11/3, Covid-19 đã xuất hiện tại 119 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 119.000 ca bệnh, hơn 4.200 trường hợp tử vong và hơn 66.000 người bình phục.

Bảo Trân

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/thac-mac-thuong-gap-cua-me-bau-ve-covid-19-4064115.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới