Thấp tim - Căn bệnh cần lưu ý ở trẻ em
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thấp tim là một bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc - miễn dịch, xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, biểu hiện bằng những tổn thương ở tim, khớp và mạch máu. Bệnh cảnh lâm sàng chung của thấp tim là biểu hiện ở nhiều cơ quan, mà trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong hoặc gây tổn thương trực tiếp tại van tim.
“Thấp tim thường gặp ở trẻ em, từ 5-15 tuổi. Nếu không điều trị, khoảng 3% số trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A sẽ bị thấp tim. Bệnh thường gặp ở vùng có điện kiện sinh hoạt thấp, nhà ở chật chội vệ sinh kém, kinh tế còn khó khăn, có khí hậu lạnh ẩm… đây là điều kiện để trẻ dễ bị viêm họng. Ngoài ra, bệnh cũng có yếu tố gia đình”, PGS Ước cho hay.
Biểu hiện lâm sàng bệnh thấp tim thường xảy ra sau 2-4 tuần hoặc lâu hơn nữa kể từ khi người bệnh bị nhiễm liên cầu ở họng. Các biểu hiện này có thể xuất hiện độc lập hay phối hợp với nhau như tại khớp có biểu hiện viêm sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp và viêm các khớp lớn, có tính chất di chuyển, khi khỏi không để lại di chứng. Bệnh nhân cũng có biểu hiện viêm tim, nghe tim có tiếng thổi, hoặc tiếng cọ màng tim, tim to, mạch nhanh nhỏ. Người bệnh có thể có những mục meynet dưới da, hồng ban, rối loạn thần kinh, viêm cầu thận, viêm phổi, viêm gan cấp, tổn thương mạch máu…
Theo PGS, TS Nguyễn Hữu Ước, diễn biến của bệnh thấp tim đa dạng và tiên lượng khó nói trước. Do đó, những người đã mắc bệnh cần lưu ý bệnh tái phát, thường xảy ra sau năm năm sau đợt cấp đầu tiên. Một bệnh nhân có di chứng van tim hậu thấp có tỷ lệ tái phát gấp 5 lần số bệnh nhân không có di chứng van tim.
Cho đến nay, bệnh thấp tim vẫn là một trong những mặt bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển do điều kiện sinh hoạt còn thấp. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần giữ ấm, giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh bị viêm họng. Đồng thời, việc phát hiện sớm các tổn thương do thấp tim gây nên và điều trị dự phòng lâu dài bằng kháng sinh sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh.
“Đặc biệt đối với những người có biến chứng tim mạch, cần phải được theo dõi hằng năm bằng siêu âm tim, để đáng giá mức độ tổn thương và có kế hoạch can thiệp sớm. Người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh”, BS Ước cho hay.
Song hành với đó, tỷ lệ các bệnh lý tim mạch mắc phải của Việt Nam cũng tăng dần theo tỷ lệ chung của thế giới mà điển hình là bệnh động mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cần tầm soát bệnh lý động mạch vành ở người bệnh thấp tim ở độ tuổi trung bình hơn 50 tuổi.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Mẹ và bé - 20/03/2024
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Mẹ và bé - 07/03/2024
Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
Mẹ và bé - 08/12/2023
Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Mẹ và bé - 06/09/2022
'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?
Mẹ và bé - 20/07/2022
Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?