Trẻ cần lưu ý gì khi chơi thể thao

Theo VnExpress.net 06:50 06/12/2019 - Mẹ và bé
Trẻ nhỏ nên chơi những môn thể thao vừa sức, kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp phát hiện bất thường.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

hó giáo sư Vũ Minh Phúc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết ở những nước phát triển, bác sĩ gia đình luôn yêu cầu trẻ phải đi khám sức khỏe toàn diện trước khi chơi thể thao. Dựa trên kết quả kiểm tra điện tim, siêu âm tim, chụp hình phổi... bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ, những nguy cơ bệnh tật, từ đó đưa ra khuyến cáo cho việc tập luyện môn thể thao phù hợp.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ chơi thể thao chuyên nghiệp trong câu lạc bộ, đội nhóm thể thao có thi đấu, nhất thiết phải thực hiện kiểm tra sức khỏe. Trẻ chơi thể thao nghiệp dư, có thể không cần kiểm tra sức khỏe trước tập luyện nhưng cần khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện những bất thường.

Đầu tháng 12, một học sinh lớp 7 trường THCS Đồng Khởi bị bạn học đá bóng trúng ngực, ngất xỉu trên sân cỏ Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1. Bé được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, tử vong.

Theo phó giáo sư Phúc, ngực có những vùng phản xạ của dây thần kinh giao cảm, phó giao cảm số 10. Đây là những phản xạ có thể gây ngưng tim, ngưng thở. Quả bóng nếu đập vào vùng kích thích dây thần kinh phó giao cảm, có thể khiến bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở. Chưa thể nhận định lực tác động của quả bóng có làm vỡ tim, vỡ phổi hay không, cần có kết quả giải phẫu tử thi.

"Bệnh nhi có thể có bệnh lý nền rối loạn nhịp tim từ trước nhưng không được phát hiện, trong quá trình gắng sức hoặc chịu lực tác động mạnh thì tình trạng rối loạn nhịp có thể xuất hiện", bác sĩ Phúc phân tích. Ở bé trai này cần nghĩ đến những hội chứng gây rối loạn nhịp thất dẫn tới rung thất, ngưng tim.

Trẻ khó tránh khỏi những va chạm, thương tích trong khi luyện tập thể thao, thi đấu những môn đối kháng. Trẻ có bệnh tim mạch tham gia chơi thể thao thường có nguy cơ gặp những tình huống đe dọa sinh mạng hoặc ảnh hưởng sức khỏe cao hơn trẻ bình thường nên cần thận trọng.

"Những tai nạn dẫn đến tử vong là khá hy hữu, ít gặp nên các phụ huynh không nên quá hoang mang", bác sĩ Phúc nói. Trẻ em cần được khuyến khích tập luyện phù hợp để có sự phát triển thể lực.

Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, cho biết nhiều người khi bình thường rất khỏe mạnh nên không biết trước được nguy cơ có thể xảy ra khi vận động mạnh. Do vậy mỗi người cần hiểu rõ giới hạn bản thân của mình, xác định được ngưỡng tập luyện để có chế độ vận động hợp lý.

Gần đây phân tích dữ liệu bệnh nhân đo gắng sức tim mạch, hô hấp bằng cách đạp xe đạp, chạy trên thảm lăn tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1, các bác sĩ phát hiện không ít bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, lên cơn suyễn hoặc đóng dây thanh âm... khi vận động mạnh dù trước đó không có bất thường. 

Lê Phương

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/tre-can-luu-y-gi-khi-choi-the-thao-4022231.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới