Trẻ em nữ bị tấn công tình dục và những sang chấn tâm lý

Theo Nhân dân 05:26 10/10/2019 - Mẹ và bé
88% trẻ gái thanh thiếu niên bị tấn công tình dục có nguy cơ trầm cảm, có tới 80% được chẩn đoán mắc một loại rối loạn tâm thần.
PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Đây là thông tin được PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại hội thảo “Sức khoẻ tâm thần về giới tính, tình dục và sinh sản” diễn ra tại Bệnh viện Bạch Mai.

Nữ giới bị tấn công tình dục sẽ gặp những sang chấn nặng nề

Hiện nay, mỗi ngày, Viện Sức khoẻ Tâm thần tiếp nhận tới 400 bệnh nhân khám, tăng gấp bốn lần so với cách đây ba năm, trong đó có nhiều ca bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tình dục. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, sức khỏe tình dục được xem xét ở ba khía cạnh: các vấn đề liên quan đến sự phát triển và định hướng giới tính; các rối loạn chức năng tình dục và các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến thời kỳ sinh đẻ.

Theo nghiên cứu mới nhất năm 2018 của Sophie đăng trên tạp chí Lancet, 88% trẻ gái thanh thiếu niên có nguy cơ trầm cảm sau khi bị tấn công tình dục; 71% ca có nguy cơ lo âu; 91% có nguy cơ rối loạn stress sau sang chấn sau 4-5 tháng; 80% được chẩn đoán một loại rối loạn tâm thần.

Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều bệnh nhân nữ tới khám vì bị rối loạn chức năng tình dục do những sang chấn lạm dụng tình dục từ thời ấu thơ. Có những người đã lập gia đình tới ba lần, vẫn không thể bỏ qua được những trầm cảm, stress từ sang chấn.

Bệnh nhân HTL (28 tuổi) đã lấy chồng hai năm nhưng chị không thể sinh con được. Chị đã được vận động đi khám nhiều chuyên khoa về sức khỏe sinh sản, nhưng tình trạng của chị hoàn toàn bình thường. Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, các xét nghiệm gene, nội tiết, tâm thần... của chị đều cho kết quả bình thường. Khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân, BS Tuấn phát hiện khi trẻ, chị L bị lạm dụng tình dục. Chính điều đó khiến người phụ nữ này hoàn toàn không có cảm xúc và chị được chẩn đoán xác định bị rối loạn chức năng tình dục. Bệnh nhân đã được điều trị với nhiều bước từ thay đổi nhận thức, hành vi, kèm thuốc và đến nay, chị đã có thể hòa nhập lại với cuộc sống vợ chồng bình thường.

Một bệnh nhân khác, 48 tuổi và đang bên bờ vực đổ vỡ của cuộc hôn nhân thứ ba đến khám tại bệnh viện với hy vọng níu kéo được cuộc sống hôn nhân. Tương tự với cách điều trị trước, các bác sĩ chỉ định cho chị thực hiện các xét nghiệm di truyền gene, xét nghiệm nội tiết. Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành đánh giá sang chấn thời thơ ấu của bệnh nhân.

BS Tuấn cho biết, hiện nay với nhiều kiến thức hơn, các trường hợp mắc chứng lãnh cảm hay rối loạn chức năng tình dục sau khi đi khám các chuyên khoa khác, cũng đã trực tiếp đến khám tâm thần. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiếp tục cho bệnh nhân thực hiện hàng loạt xét nghiệm đánh giá loại trừ để tìm ra nguyên nhân của bệnh lý để có phác đồ điều trị những sang chấn tâm lý cho người bệnh.

Phụ nữ sau sinh và người chuyển giới dễ mắc bệnh lý trầm cảm

Theo Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, đối với những người có vấn đề về mặt giới tính, hầu hết thường gặp phải những căng thẳng, đau khổ cũng như sự kỳ thị. Đặc biệt, những người chuyển giới thường tiếp xúc với mức độ phân biệt đối xử và bạo lực cao hơn. Sự kỳ thị có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tâm lý, nhất là trầm cảm.

PGS Tuấn cho biết, các yếu tố gây căng thẳng được chia thành hai loại gồm các stress được gây ra từ xã hội và các stress do suy nghĩ chủ quan bên trong của người chuyển giới. Điều này dễ dẫn đến việc những người chuyển giới có nguy cơ cao sử dụng các loại chất gây nghiện.

Những người chuyển giới có tỷ lệ sử dụng rượu bia, sử dụng ma túy bất hợp pháp và sử dụng thuốc ngoài khuyến cáo cao và nghiêm trọng hơn so với các cá nhân không chuyển giới. “Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ sử dụng rượu cao hơn năm lần ở người đồng tính và lưỡng tính; tỷ lệ sử dụng methamphetamine cao gấp 15 lần, đặc biệt ở đàn ông đồng tính và lưỡng tính”, BS Tuấn cho hay.

Trong các rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến thời kỳ sinh đẻ, BS Tuấn cho biết, phổ biến thường gặp là trầm cảm sau sinh. Tại Mỹ, cứ bảy phụ nữ thì có một người bị mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé. Kết quả còn phát hiện thêm, hơn một nửa số phụ nữ trầm cảm sau sinh cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước khi có bầu và trong suốt thời gian mang thai.

“Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ. Những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện trong đầu sản phụ và thường liên quan đến những hành vi bạo lực với đứa trẻ. Có trường hợp bị nặng, sản phụ có thể có ý nghĩ và hành động giết đứa trẻ ngay sau khi sinh ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác”, BS Tuấn nói.

Vì thế, BS Tuấn khuyến cáo, khi phát hiện thai phụ bị trầm cảm hoặc trẻ em, phụ nữ gặp những vấn đề về sức khỏe sinh sản, những người chuyển giới nếu gặp những vấn đề về tâm sinh lý, nên đi khám thêm chuyên ngành tâm thần để điều trị kịp thời, đáp ứng tốt với điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh.

                                                                                                                                    LAM NGỌC

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Mẹ và bé - 20/03/2024

Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Mẹ và bé - 07/03/2024

Cứu sống cặp song sinh 33 tuần thai, mẹ bị vỡ tử cung

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

Mẹ và bé - 08/12/2023

Người phụ nữ U50 đón con đầu lòng sau 8 lần mang thai không thành

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Mẹ và bé - 06/09/2022

'Trẻ hay ốm, chậm lớn có thể do thiếu sắt và kẽm'

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Mẹ và bé - 20/07/2022

Cần làm gì giúp trẻ tập trung hơn sau nhiễm Covid-19?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới