Bó ngực, cực hình của người chuyển giới nam

Ép tim, tức ngực, khó thở, gãy xương sườn, nổi mụn… là tác hại khi người chuyển giới nam bó ngực quá chặt nhằm che giấu cơ thể.

Bó ngực là giải pháp giúp người chuyển giới nam hạn chế cảm giác khó chịu ở vòng một, nếu không muốn phẫu thuật cắt ngực. Bó ngực cũng là cách ngụy trang giúp họ tự tin, thoải mái về ngoại hình hơn khi xuất hiện nơi công cộng.

Uyên Minh, một người chuyển giới nữ sang nam tại TP HCM, luôn có cảm giác sợ hãi khi thấy ngực mình ngày càng phát triển giống như các bạn nữ. Minh sinh ra với hình hài nữ, song từ khi còn nhỏ đã biết bản dạng giới của mình là nam, nên trong sinh hoạt hay hành vi cử chỉ đều như một người đàn ông. 

Trong cộng đồng người LGBT (đồng tính, chuyển giới), Minh được tư vấn mua băng thun y tế bản lớn về quấn ngực để tạo độ phẳng. Loại băng keo này phải quấn nhiều vòng mới ép chặt được hai bầu ngực, khiến da bí mồ hôi, nổi nhiều mụn.

"Quấn ngực hàng ngày trong thời gian dài, tôi vẫn không thể quen được cảm giác ngột ngạt, đau tức ngực mỗi khi hít thở", Minh cho biết.

Minh dùng thử chiếc đai nịt lưng của mẹ. Lớp vải cứng và loạt móc cài cọ xát vào da khiến anh khó thở hơn, không thể di chuyển linh hoạt hay chạy nhảy.

Những người bạn chuyển giới nam của Minh cũng chật vật vì vòng một. Họ thử dùng băng dính điện, băng dính nilon, keo vải dán, bản nịt vải pha cao su... đều không mang lại cảm giác thoải mái. Cũng như Minh, những người bạn này không phẫu thuật cắt ngực, vì nhiều lý do.

FTM khuyến cáo những người chuyển giới nam không nên sử dụng băng y tế để bó ngực. Ảnh do tổ chức LGBT dùng làm tài liệu hướng dẫn thành viên.
FTM khuyến cáo những người chuyển giới nam không nên sử dụng băng y tế để bó ngực. Ảnh do tổ chức LGBT dùng làm tài liệu hướng dẫn thành viên.

Theo Mai Như Thiên Ân, người sáng lập và điều hành FTM (tổ chức tham vấn, hỗ trợ cộng đồng chuyển giới nam lớn nhất Việt Nam), rất nhiều trường hợp người chuyển giới gặp nạn liên quan đến nịt ngực. Hầu hết do bó ngực quá chật gây đè nén lên các cơ ở ngực và xương sườn.

"Bó ngực trong thời gian dài cản trở sự lưu thông máu và oxy, dẫn đến tình trạng khó thở, mất tập trung, chóng mặt, đau đầu. Các cơ lưng, cơ gáy và vai cũng bị bó chặt, hạn chế vận động", Thiên Ân khuyến cáo.

Có người vì quá chán ghét bộ ngực nữ tính của mình nên cố tình mặc áo cỡ nhỏ hơn cơ thể để ngực phẳng tuyệt đối. Bị đau, họ vẫn cố chịu đựng. Cách giấu ngực quá cực đoan gây tổn hại đến xương sống. Thậm chí, có người bị gãy xương sườn, mảnh xương đâm vào phổi khi cố gắng ngụy trang ngực. 

Hiện nay thị trường đã có loại áo nịt chuyên dụng dành riêng cho người chuyển giới. Chiếc áo này được thiết kế với độ co giãn nhẹ, ôm sát, vừa che ngực hiệu quả vừa thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, Thiên Ân cho rằng không nên quá lạm dụng loại nịt ngực này, cũng không nên mặc khi đi ngủ. Đặc biệt cần lựa chọn cỡ áo vừa vặn, tránh tổn thương cơ thể.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Làm đẹp - 25/01/2024

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Làm đẹp - 18/01/2024

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Làm đẹp - 09/10/2023

Có hết sẹo sau 1 lần trị liệu?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới