Công dụng của tinh dầu hoa Anh Thảo trong chăm sóc sắc đẹp khiến hội chị em 'si mê'.
Hoa anh thảo là loài thực vật mọc khắp châu Âu và một số vùng châu Á. Nó có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ. Loài cây này có những bông hoa màu vàng, nở lúc hoàng hôn và khép cánh vào ban ngày. Dầu từ hạt của hoa anh thảo được chiết xuất để làm thuốc.
Tầm quan trọng của tinh dầu hoa anh thảo:
Dầu hoa anh thảo có nguồn gốc từ hạt của cây hoa anh thảo (Oenothera Bennis). Nó có rất nhiều công dụng và được chế biến thành thực phẩm chức năng. Tinh dầu của loài hoa này là một nguồn giàu axit béo thiết yếu omega-6. Dầu hoa anh thảo có chứa axit linoleic cũng như Axit Gamma-Linolenic (GLA), cả hai đều là thành phần thiết yếu của myelin, lớp phủ bảo vệ xung quanh sợi thần kinh và màng tế bào thần kinh. Nó thường được dùng như một chất bổ sung hoặc bôi tại chỗ.
Ngoài ra, dầu hoa anh thảo cũng chứa polyphenol. Nó được biết đến với đặc tính cân bằng hormone, chống viêm và chống oxy hóa.
Công dụng tinh dầu hoa anh thảo
1. Nó có thể giúp làm sạch mụn
Gamma-Linolenic Acid (GLA) được cho là giúp trị mụn bằng cách giảm viêm da và số lượng tế bào da gây ra tổn thương. Nó cũng có thể làm ẩm da.
2. Có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da
Dầu hoa anh thảo chứa GLA có thể giúp cải thiện lớp biểu bì của da. Khi sử dụng tinh dầu một thời gian bạn sẽ thấy da mịn và cải thiện độ đàn hồi, độ ẩm, độ săn chắc, chống mệt mỏi. Theo nghiên cứu, GLA cần thiết cho cấu trúc và chức năng lý tưởng của da. Bởi vì da không thể tự sản xuất GLA, các nhà nghiên cứu tin rằng dùng EPO giàu GLA giúp giữ cho làn da khỏe mạnh toàn diện.
3. Có thể giúp làm giảm các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Dầu hoa anh thảo có hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), chẳng hạn như trầm cảm, cáu kỉnh, đầy hơi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số phụ nữ trải qua PMS vì họ nhạy cảm với mức prolactin bình thường trong cơ thể. GLA chuyển đổi thành một chất trong cơ thể (prostaglandin E1), giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt PMS.
4. Giúp giảm các cơn bốc hỏa
Dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa, một trong những tác dụng phụ khó chịu nhất của thời kỳ mãn kinh.
5. Giúp giảm huyết áp cao
Nó giúp giảm nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ hoặc tiền sản giật, một tình trạng gây ra huyết áp cao nguy hiểm trong và sau khi mang thai.
6. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Dầu hoa anh thảo là một chất chống viêm và giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Hầu hết những người bị bệnh tim đều bị viêm trong cơ thể, mặc dù không có bằng chứng xác đáng nào chứng minh rằng tình trạng viêm gây ra bệnh tim.
7. Có thể giúp giảm đau dây thần kinh
Bệnh thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ phổ biến của bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác. Nghiên cứu cũ hơn đã chỉ ra rằng dùng axit linolenic giúp giảm các triệu chứng bệnh thần kinh, chẳng hạn như nhạy cảm nóng và lạnh, tê, ngứa ran và suy nhược.
8. Giúp giảm đau xương
Đau xương thường do viêm khớp dạng thấp, một chứng rối loạn viêm mãn tính. GLA trong dầu hoa anh thảo có khả năng làm giảm các cơn đau do viêm khớp dạng thấp mà tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
Bổ sung và liều lượng của dầu hoa anh thảo
Thực phẩm chức năng
Có hàng trăm sản phẩm bổ sung tinh dầu hoa anh thảo trên thị trường, ở dạng viên nén, viên nang, Gel mềm và chất lỏng. Khi chọn dầu hoa anh thảo, hãy nghiên cứu thành phần bổ sung cũng như công ty bán sản phẩm.
Liều lượng
Có những khuyến nghị khác nhau về liều dùng tinh dầu hoa anh thảo. Nếu bạn thực sự muốn thử bổ sung dầu hoa anh thảo thì nên bắt đầu với liều 500 mg viên nang EPO ba lần mỗi ngày. Đối với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), dùng liều từ 6-12 viên nang (500 mg đến 6.000 mg) từ một đến bốn lần mỗi ngày trong tối đa 10 tháng. Bắt đầu dùng tinh dầu hoa anh thảo với liều lượng nhỏ nhất có thể và tăng lên khi cần thiết để giảm các triệu chứng.
Tác dụng phụ và rủi ro
Tinh dầu hoa anh thảo thường an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng ngắn hạn. Việc dùng trong thời gian dài vẫn chưa có xác định được lợi hay hại.
Tác dụng phụ của dầu hoa anh thảo thường nhẹ và thường thấy là đau bụng, đau dạ dày, nhức đầu, phân mềm. Dùng tinh dầu hoa anh thảo với liều lượng ít nhất có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, dầu hoa anh thảo có thể gây dị ứng. Một số triệu chứng dị ứng là viêm bàn tay và bàn chân, phát ban, khó thở, thở khò khè. Nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, dầu hoa anh thảo có thể làm tăng chảy máu. Dầu hoa anh thảo có thể làm giảm huyết áp, vì vậy đừng dùng nó nếu bạn đang dùng thuốc làm giảm huyết áp hoặc thuốc làm loãng máu.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Trả giá đắt sau tiêm giảm béo
Làm đẹp - 15/08/2024
Trả giá đắt sau tiêm giảm béo
Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín
Làm đẹp - 17/07/2024
Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín
Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim
Làm đẹp - 25/04/2024
Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim
Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?
Làm đẹp - 14/03/2024
Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?
Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết
Làm đẹp - 14/02/2024
Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết