Khắc phục hôi miệng do răng giả

Theo VnExpress 08:29 30/05/2020 - Làm đẹp
Răng giả lắp sai kỹ thuật gây viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến tình trạng hôi miệng kéo dài.

Răng giả được sử dụng để khắc phục tình trạng răng thật bị mất, sứt mẻ do sâu, tai nạn hoặc thẩm mỹ. Chất liệu làm răng giả thường từ kim loại, nhựa, sứ, titan...

Bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quận 2, TP HCM, cho biết tình trạng hôi miệng dễ gặp ở bệnh nhân phục hình răng thật khiếm khuyết. Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, việc giao tiếp bị hạn chế. 

Nguyên nhân hôi miệng thường gặp sau khi trồng, bọc răng giả là viêm nướu, có thể do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không tốt, không tái khám thường xuyên theo chỉ định. Răng giả lắp đặt sai kỹ thuật, cùi răng thật bị mài quá sâu, vi phạm khoảng cách sinh học 1,5-2 mm cũng khiến nướu tổn thương. 

Răng giả không được tái tạo đúng hình dạng sinh lý ban đầu, dẫn đến khoảng cách tiếp xúc giữa các răng không chặt gây nhồi nhét thức ăn. Vi khuẩn từ đó tăng sinh gây sưng, tiết dịch mủ có mùi khó chịu.

Ngoài ra, răng giả có thành phần kim loại sẽ dễ bám vôi nhiều hơn răng thật. 

Hôi miệng cũng có thể do bệnh lý của răng trước và sau khi phục hồi. Trước khi làm răng giả, có thể sức khỏe răng miệng đã có vấn đề như sâu, viêm tủy, viêm nha chu, chưa điều trị dứt điểm. Trường hợp này, dù trồng răng giả đúng kỹ thuật thì miệng vẫn hôi, tình trạng bệnh lý nặng hơn.

Biện pháp giảm mùi là chải răng đúng cách, súc miệng với nước sát khuẩn.

Bác sĩ Việt khuyên sau khi làm răng giả, nếu hơi thở có mùi, bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm nha khoa uy tín khám, điều trị. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra phương thức điều trị thích hợp.

Nếu do yếu tố vệ sinh, chỉ cần cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước diệt khuẩn. Định kỳ 3-6 tháng tái khám lấy vôi răng. 

Nếu nguyên nhân do răng giả được trồng sai khoảng cách sinh học, buộc phải làm lại. Bác sĩ sẽ tháo răng giả, vệ sinh và chữa viêm nướu, đồng thời điều chỉnh nướu và xương ổ răng, sau đó tái tạo và lắp răng mới. Quá trình điều trị này rất tốn thời gian và tiền bạc.

Trong trường hợp răng bị bệnh lý từ tủy, cần phải điều trị tủy nếu chiếc răng còn giữ được, viêm nha chu thì điều trị nha chu... Điều trị hết bệnh lý sẽ hết hôi miệng.

"Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa, được quảng cáo rầm rộ. Người bệnh cần chọn cơ sở uy tính để tránh 'tiền mất tật mang'. Đặc biệt, không nên tự ý điều trị, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc gây biến chứng răng miệng nghiêm trọng", bác sĩ Việt nói.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trả giá đắt sau tiêm giảm béo

Trả giá đắt sau tiêm giảm béo

Làm đẹp - 15/08/2024

Trả giá đắt sau tiêm giảm béo

Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín

Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín

Làm đẹp - 17/07/2024

Biến chứng vì tiêm meso trẻ hóa ở cơ sở không uy tín

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Làm đẹp - 25/04/2024

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới