Mặt mưng mủ sau tiêm filler

TP HCM - Cô gái 26 tuổi bị đau sau tiêm filler để làm đầy hai bên rãnh mũi, má, tại một cơ sở thẩm mỹ ở quận 1.

Nhân viên của viện thẩm mỹ tiêm thuốc giải ngay khi cô gái bị đau. Vài ngày sau, vùng môi sưng đau, rỉ dịch. Bệnh nhân cấp cứu tại một cơ sở y tế và được chuyển đến Bệnh viện Da liễu TP HCM trong tình trạng mặt bên trái có mảng hồng ban, mưng mủ, phù nề ở môi, rãnh mũi, má, bề mặt đóng mài vàng, loét miệng, đau vùng má, hàm bên trái và vách mũi.

Bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, ngày 2/10, cho biết vùng mặt bệnh nhân có triệu chứng viêm, phù nề và nhiễm trùng do biến chứng của tiêm chất làm đầy (còn gọi là filler).

"Đây là hiện tượng tắc mạch do tiêm không đúng kỹ thuật dẫn đến vùng da quanh miệng và nếp mũi, má tím tái, hoại tử và nhiễm trùng, đóng mài vàng", bác sĩ Thảo Hiền chia sẻ. Việc tiêm thuốc giải nếu thực hiện sai kỹ thuật sẽ càng làm tai biến trầm trọng hơn.

Cô gái 26 tuổi gặp tai biến sau khi tiêm chất làm đầy vùng rãnh mũi, má. Ảnh: Lan Anh.
Cô gái 26 tuổi gặp tai biến sau khi tiêm chất làm đầy vùng rãnh mũi, má. Ảnh: Lan Anh.

Bệnh nhân phải dùng kháng sinh, kháng viêm, chăm sóc vết thương hàng ngày. Theo bác sĩ Hiền, thời gian hồi phục ít nhất phải 10-14 ngày, có thể để lại di chứng sẹo, rối loạn sắc tố da...

Mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận vài trường hợp bị tai biến do tiêm filler. Nhiều trường hợp tai biến nặng phải phẫu thuật để lấy hết chất làm đầy ra, chi phí khá tốn kém và mất nhiều thời gian phục hồi. Di chứng sau phẫu thuật có thể tạo sẹo xấu và mất mô da gây ảnh hưởng thẩm mỹ.

Nguyên nhân tai biến của tiêm filler có thể do là hàng trôi nổi, không tinh khiết, khiến cơ thể phản ứng với chất lạ. Tiêm không đúng kỹ thuật sẽ làm chèn ép hoặc tắc mạch máu gây phù nề, nguy hiểm hơn là hoại tử da hoặc mù... Tai biến cũng có thể xảy ra do kỹ thuật viên không đảm bảo nguyên tắc vô trùng trước, trong và sau khi tiêm.

Theo bác sĩ Hiền, vài năm gần đây filler được sử dụng phổ biến trong da liễu thẩm mỹ, giúp xóa các nếp nhăn vùng mặt, làm đầy vùng hõm má, hõm thái dương, rãnh má sâu... Filler cũng dùng trong một số chỉ định tạo hình thẩm mỹ như nâng mũi, làm đầy cằm, đầy môi, tạo khuôn mặt V-line... Đây là kỹ thuật khó, nếu tiêm sai, sử dụng chất làm đầy không rõ nguồn gốc và chất lượng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đến các cơ sở y tế được phép triển khai kỹ thuật tiêm chất làm đầy, lựa chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, được kiểm chứng an toàn, kiểm tra hạn sử dụng. Người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ chuyên ngành da liễu hoặc phẫu thuật thẩm mỹ, được đào tạo về kỹ thuật tiêm.

Sau khi tiêm nếu có dấu hiệu bất thường như đau, sưng, rỉ dịch, mờ mắt, da tím tái.., cần đến bệnh viện kiểm tra và xử trí kịp thời.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Làm đẹp - 25/04/2024

Cô gái trẻ nhập viện với cặp môi biến dạng sau thẩm mỹ cắt môi trái tim

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Làm đẹp - 14/03/2024

Vì sao nhiều người tiêm meso trẻ hóa da gặp biến chứng?

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Làm đẹp - 14/02/2024

Ăn "thâm hụt calo" để giảm cân sau ngày Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Làm đẹp - 25/01/2024

Rước vạ vì ham làm đẹp cấp tốc đón Tết

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Làm đẹp - 18/01/2024

Dùng cần tây để giảm cân sao cho đúng?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới